ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Bên cạnh những cột đèn xanh đèn đỏ quen thuộc, có lẽ bạn đã từng gặp khó khăn trong việc hiểu rõ ý nghĩa của các loại đèn tín hiệu giao thông khác trên đường. Có thể bạn đã băn khoăn về việc đi qua một ngã ba hoặc một giao lộ lạ mắt, không biết phải làm gì khi thấy các loại đèn tín hiệu khác nhau đang sáng lên. Đó là lý do tại sao việc hiểu rõ về quy định pháp luật xung quanh các loại tín hiệu này là rất quan trọng. Bằng cách này, chúng ta có thể giúp mọi người tham gia giao thông hiểu rõ hơn và tuân thủ quy tắc một cách chặt chẽ hơn.

Công ty Sao Tháng Năm chuyên sản xuất, lắp đặt các mẫu đèn tín hiệu giao thông đường bộ chất lượng cao, uy tín, giá rẻ tại Bình Dương và trên toàn quốc. Nếu quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt hay muốn tìm hiểu chi tiết về mẫu mã, ý nghĩa của các loại đèn tín hiệu đường bộ thì hãy liên hệ ngay với Sao Tháng Năm qua hotline 0937 333 616 để được tư vấn nhanh nhất.

 

Mẫu đèn tín hiệu giao thông LED được sử dụng phổ biến:

    Đèn tín hiệu giao thông là một thiết bị được sử dụng để điều khiển giao thông tại các giao lộ có lượng phương tiện lưu thông lớn. Nó bao gồm ba đèn có màu sắc khác nhau: đỏ, vàng và xanh. Mỗi màu sắc đều có ý nghĩa riêng, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong phần tiếp theo.

    Các loại đèn tín hiệu giao thông

     

    3 màu xanh - đỏ - vàng của đèn tín hiệu giao thông biểu thị cho điều gì?

    Ở hầu hết tất cả các đèn giao thông chúng ta chỉ đều thấy có 3 màu sắc chính (xanh - đỏ - vàng). Và tùy mục đích sử dụng và điều kiện thực tiễn giao thông khu vực sẽ nhiều biến thể khác nhau của đèn tín hiệu giao thông. Nhưng tất cả đèn đều phải dựa trên ý nghĩa màu sắc của đèn tín hiệu nên vấn đề là bạn chỉ cần hiểu ý nghĩa các màu sắc này thể hiện là gần như có thể đọc hiểu mọi tín hiệu đèn giao thông trên đường.

    - Đèn tín hiệu giao thông màu đỏ [Nguy hiểm]: Cấm di chuyển, yêu cầu dừng lại hoàn toàn, phải dừng lại trước vạch dừng. Trong trường hợp không có vạch dừng, vị trí đặt đèn tín hiệu gần nhất theo chiều đi được coi là vạch dừng. 

    - Đèn tín hiệu giao thông màu xanh [An toàn]: Cho phép di chuyển, đi tiếp theo hướng quy định.

    - Đèn tín hiệu giao thông màu vàng [Thận trọng]: Cảnh báo thay đổi tín hiệu từ màu xanh sang màu đỏ, chuẩn bị dừng. Khi tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng hoặc trước đèn giao thông nếu không có vạch dừng.

    - Đèn nhấp nháy liên tục: Cảnh báo nguy hiểm, chú ý quan sát, nhường đường. Tín hiệu nhấp nháy thường gặp nhất là màu vàng: Cho biết được xe được phép đi, nhưng phải điều khiển xe cẩn thận và nhường đường cho người đi bộ hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

    Trong một thời điểm, một bộ đèn tín hiệu chỉ được sáng một trong ba màu: xanh, vàng hoặc đỏ.

    Đèn tín hiệu giao thông đường bộ 3 màu

     

    Đèn tín hiệu giao thông chính

    Còn được gọi là đèn xanh đèn đỏ, là loại đèn phổ biến nhất được sử dụng hiện nay. Bao gồm 3 màu chính là xanh, vàng, và đỏ, chúng thường được đặt tại các ngã ba, ngã tư có lưu lượng phương tiện lớn và thường xuyên gặp tình trạng ùn tắc giao thông. Các đèn này thường có hình dạng tròn và được lắp đặt ở độ cao vừa phải để tài xế dễ dàng nhìn thấy và nhận biết tín hiệu.

    1. Quy định pháp luật về đèn tín hiệu giao thông chính

    Mỗi màu tín hiệu của chúng cũng chính là đại diện cho ý nghĩa chung cho đèn tín hiệu, cụ thể:

    Khi Đèn tín hiệu giao thông Màu Xanh bật sáng lên => Cho phép phương tiện di chuyển. Người lái xe có thể tiếp tục di chuyển qua ngã tư hoặc điểm giao cắt mà không gặp nguy hiểm.

    Khi Đèn tín hiệu giao thông Màu Đỏ bật sáng => Đồng nghĩa với "Dừng lại" hoặc "cấm đi qua trước vạch dừng". Nếu như không có vạch dừng thì bạn cần phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

    Khi Đèn tín hiệu giao thông Màu Vàng bật sáng => Đây là báo hiệu đèn giao thông đang chuyển từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng tức là người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch kẻ, đối với trường hợp đã đi quá vạch dừng hay đã quá gần vạch nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm thì được phép đi tiếp.

     

    Đèn tín hiệu giao thông đường bộ 3 màu xanh đỏ vàng

     

    2. Thông số kỹ thuật chung

    Các thông số kỹ thuật được áp dụng để đảm bảo đèn giao thông hoạt động đúng chuẩn và bền bỉ trong mọi điều kiện thời tiết. Hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết về các thông số kỹ thuật quan trọng của đèn giao thông chính trong bảng dưới đây:

    Bảng thông số mẫu đèn giao thông xanh đỏ vàng D300 phổ biến

    Đèn 3 màu D300

    Chi tiết

    Model

    STNXVDD300

    Đường kính bóng đèn

    300mm

    Điện áp hoạt động

    12-24VDC/220VAC

    Công suất trung bình

    Dưới 3.5W

    Vật liệu vỏ hộp đèn

    ABS màu đen

    Kính đèn

    Nhựa PMMA

    Nhiệt độ hoạt động

    0-75 độ C

    Góc nhìn

    60 độ

    Cảm biến pha

    Cách ly quang

    Bộ nguồn điều khiển

    Driver XLSEMI

    Kích thước

    Cao: 1068mm, Rộng: 355mm, Sâu: 182mm

     

    Các loại đèn tín hiệu giao thông phụ hoặc bổ sung cho đèn chính

    Ngoài "bộ 3 huyền thoại" đã kể ở trên thì hiện nay người ta còn sử dụng thêm hệ thống đèn báo hiệu phụ, đôi khi sẽ là hỗ trợ bổ sung cho đèn chính. Phổ biến có thể kể đến là:

    Có rất nhiều loại đèn giao thông cho những tín hiệu khác nhau

    1. Đèn tín hiệu hình mũi tên

    Các bóng Led được sắp xếp tạo thành hình mũi tên, nó có thể thay thế cho đèn chính hoặc dùng để bổ sung tín hiệu cho một số trường hợp đặc biệt. Nhiệm vụ chính của loại đèn này là điều hướng ở những giao lộ phức tạp, nhiều luồng và nhiều hướng.

    Mẫu đèn tín hiệu hình mũi tên

    Đối với loại tín hiệu giao thông hình mũi tên thì các bạn cần lưu ý đến những điều sau:

    - Đèn có mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện chỉ có thể di chuyển khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép.

    - Nếu tín hiệu mũi tên cho phép rẽ trái thì cũng có nghĩa là cho phép quay đầu nếu không có báo hiệu cấm quay đầu khác.

    - Đèn phụ hình mũi tên được bật sáng cùng với đèn tín hiệu giao thông màu vàng hoặc đỏ thì các phương tiện tham gia giao thông được phép di chuyển theo hướng mũi tên chỉ dẫn.

    - Đèn tín hiệu phụ hình mũi tên nếu được bật sáng cùng với đèn màu xanh thì khi đó, các phương tiện giao thông được phép đi theo hướng mũi tên chỉ dẫn nhưng phải ưu tiên nhưng phải nhường đường cho các loại phương tiện đi từ các hướng khác đang được phép đi.
     

    Bảng thông số kỹ thuật mẫu đèn hình mũi tên

    Mẫu đèn giao thông hình mũi tên

    Chi tiết

    Model

    STNMT-V2

    Đường kính bóng đèn

    300mm

    Điện áp hoạt động

    12-24VDC/220VAC

    Công suất trung bình

    Dưới 3W

    Vật liệu vỏ hộp đèn

    ABS màu đen

     

    2. Đèn báo hiệu thời gian đếm ngược dùng bổ sung cho đèn chính

    Đây là loại đèn được lắp đặt bổ sung bên cạnh (hoặc phía trên hoặc phía dưới) đèn tín hiệu giao thông chính, tuy nhiên không dùng để thay thế cho đèn tín hiệu chính.

    Loại đèn này hiển thị thời gian còn lại của mỗi pha đèn bằng một con số đếm ngược với các màu sắc khác nhau, tương ứng với màu của đèn chính. Khi số đếm về "0" (hoặc 1), đèn chính sẽ lập tức chuyển sang màu khác.

     

    Đèn tín hiệu thời gian đếm ngược

     

    Vẫn còn khá nhiều tranh cãi về việc sử dụng loại đèn này làm ý thức người tham gia giao thông kém đi. Nhưng cũng không thể phủ nhận được hiệu quả mà nó mang lại trong việc quản lý tốt thời gian, hiện tại loại đèn này cực kỳ phổ biến khi kết hợp với đèn xanh đèn đỏ.
     

    Bảng thông số kỹ thuật mẫu đèn giao thông đếm ngược

    Mẫu đèn đếm ngược thời gian

    Thông số chi tiết

    Model

    STN300V2-DDN

    Điện áp hoạt động

    12-24VDC/220VAC

    Công suất trung bình

    Dưới 1.5W

    Vật liệu vỏ hộp đèn

    ABS màu đen

    Kính đèn

    Mica

    Nhiệt độ hoạt động

    0-75 độ C

     

    3. Đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ

    Đèn tín hiệu giao thông cho người đi bộ được lắp đặt chung với trụ đèn chính nhưng sẽ đặt lệch một góc 90 độ quay về hướng lề đường đối diện.

    Thứ tự lắp đặt: Nếu như lắp theo chiều dọc thì đèn đỏ ở trên, đèn xanh bên dưới. Còn nếu lắp theo chiều ngang thì đèn đỏ bên trái và đèn xanh bên phải hoặc ngược lại. Ngoài ra thì loại đèn này đôi khi còn được lắp chung với đèn đếm ngược để người đi bộ có thể tự ước chừng khoảng thời gian sang đường là bao lâu.

     

    Đèn tín hiệu giao thông cho người đi bộ
     

    Đối với đèn giao thông cho người đi bộ thì thường có hai loại màu xanh và đỏ với tác dụng như sau:

    - Đèn tín hiệu giao thông màu xanh: người đi bộ được phép sang đường. Thông thường nó sẽ hiển thị hình ảnh người màu xanh bước đi còn khi đèn nhấp nháy thì người đi bộ phải khẩn trương sang nhanh đường trước khi chúng chuyển sang màu đỏ.

    - Đèn tín hiệu giao thông màu đỏ: đèn đỏ có nghĩa là “không được sang đường”, nó có hình ảnh người màu đỏ đang đứng yên hoặc “dừng lại”. Khi gặp đèn đỏ thì người đi bộ phải đứng yên ở trên vỉa hè.
     

    Thông số kỹ thuật mẫu đèn tín hiệu cho người đi bộ

    Mẫu đèn tín hiệu cho người đi bộ

    Thông số chi tiết

    Model

    DB300V2-STN

    Điện áp hoạt động

    12-24VDC/220VAC

    Công suất trung bình

    Dưới 1.5W

    Đường kính bóng đèn

    300mm

    Vật liệu vỏ hộp đèn

    ABS màu đen

     

    4. Đèn tín hiệu hình chữ thập màu đỏ

    Đèn tín hiệu có hình chữ thập màu đỏ thường được sử dụng để báo hiệu cho các phương tiện phải dừng lại hoàn toàn. Khi đèn này sáng, tất cả các phương tiện phải ngưng lại và không được tiếp tục di chuyển qua nút giao đường. Trong trường hợp một phương tiện đã vượt qua nút giao trước khi đèn chữ thập màu đỏ xuất hiện, mọi người phải nhanh chóng di chuyển ra khỏi nút giao một cách an toàn.

    Thường thì đèn chữ thập màu đỏ sẽ hoạt động cùng với đèn báo chính màu đỏ, và thường được đặt ở vị trí sau lưng hoặc cao hơn đèn đỏ chính. Điều này giúp người lái xe có thể quan sát và nhận biết tín hiệu dừng lại từ phía xa hơn, tăng cường tính an toàn khi tham gia giao thông.

     

    Đèn tín hiệu chữ thập màu đỏ
     

    5. Đèn tín hiệu giao thông hai màu

    Loại đèn tín hiệu 2 màu xanh và đỏ không nhấp nháy thường được sử dụng để điều khiển giao thông ở những khu vực lớn giao nhau như bến phà, đường sắt, và dải đường cho máy bay lên xuống ở độ cao không quá lớn.

    Đèn tín hiệu giao thông hai màu

    Về phương thức hoạt động, khi đèn màu xanh sáng, các phương tiện được phép tiếp tục di chuyển qua khu vực được điều khiển. Trái lại, khi đèn màu đỏ sáng, các phương tiện phải dừng lại hoàn toàn và chờ cho đến khi có tín hiệu cho phép tiếp tục di chuyển.

    Lưu ý: Đèn đỏ nhấp nháy tại các khu vực giao nhau với đường sắt, bến phà, cầu cất,... yêu cầu phương tiện dừng lại và chỉ được đi khi đèn tắt.
     

    Bảng thông số kỹ thuật mẫu 2 màu xanh, đỏ

    Mẫu đèn giao thông hai màu D200

    Chi tiết

    Model

    STND2MD200

    Điện áp

    12VDC, 24VDC, 220VAC

    Kích thước

    550mm (Cao) x 240mm (Rộng) x 70mm (Dầy)

    Đường kính đèn

    D200

    Chất liệu vỏ

    Tôn sơn tĩnh điện 1.2mm

    Mặt đèn

    Mica trong 3mm

    Màu sắc

    Xanh, Đỏ

    Nhiệt độ hoạt động

    -20 °C đến 60 °C

    Nguồn sáng

    Độ sáng cao dẫn

    Bảo hành

    12 tháng

     

    6. Đèn có hình một loại phương tiện

    Khi đèn tín hiệu xuất hiện một loại phương tiện giao thông nào đó và có màu xanh, chỉ có phương tiện đó được phép di chuyển. Đây là nguyên tắc cơ bản của hệ thống đèn giao thông để đảm bảo an toàn và sự tuân thủ luật lệ trên đường. 

    7. Đèn tín hiệu dành cho xe đạp

    Đèn tín hiệu giao thông cho người đi xe đạp

    Đèn dành cho người đi xe đạp là loại đèn được thiết kế đặc biệt để phục vụ người điều khiển xe đạp khi họ đang dắt xe ngang qua đường. Thường được trang bị biểu tượng hình chiếc xe đạp và được đặt bên phải của cột đèn, loại đèn này có chức năng báo hiệu cho người đi xe đạp biết về sự tồn tại của đường dành riêng cho họ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, loại đèn này khá ít gặp, do việc đi xe đạp không phải là phương tiện giao thông phổ biến tại các đô thị lớn, và hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế.

    Quy định về cách lắp đặt đèn tín hiệu giao thông đúng chuẩn

    Việc lắp đặt đèn tín hiệu không chỉ đơn giản là việc cài đặt chúng vào các vị trí phù hợp. Để đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, việc lắp đặt đèn tín hiệu giao thông phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt:

    1. Về vị trí & thứ tự lắp đặt

    Các thứ tự cụ thể của các màu sắc này thường thay đổi tùy thuộc vào cấu trúc lắp đặt của đèn tín hiệu:

    - Thứ tự lắp đặt theo chiều thẳng đứng: Đèn đỏ ở trên, đèn vàng ở giữa và đèn xanh ở dưới.

    - Thứ tự lắp đặt theo chiều ngang: Đèn đỏ ở bên trái, đèn vàng ở giữa và đèn xanh ở bên phải theo hướng di chuyển.

    Thông thường, đèn điều khiển giao thông thường được lắp đặt ở tâm giao lộ hoặc trên vỉa hè, chúng có thể tự hoạt động tự động hoặc do cảnh sát giao thông điều khiển thông qua hệ thống lắp đặt bên trong trụ đèn tín hiệu giao thông.

    2. Vị trí và độ cao đặt đèn tín hiệu giao thông 

    Là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự hiệu quả và an toàn trong việc hướng dẫn và điều khiển giao thông. Dưới đây là các điều chỉnh và giải thích chi tiết để làm cho thông tin dễ hiểu hơn:

    - Hướng của mặt đèn: Mặt đèn nên được quay về phía người tham gia giao thông để dễ dàng quan sát.

    - Đặt đèn theo chiều thẳng đứng: Khi đặt đèn trên cột ở lề đường, dải phân cách hoặc đảo giao thông, chiều cao của đèn nằm trong khoảng từ 1,7m đến 5,8m. Khoảng cách từ đèn đến mép phần đường xe chạy nên từ 0,5 đến 2m.

    - Đặt đèn theo chiều ngang trên cần vươn: Chiều cao tối thiểu là 5,2m và tối đa là 7,8m tính từ điểm thấp nhất của đèn đến mặt đường hoặc mặt vỉa hè.

    - Tầm nhìn và an toàn: Đèn cần được đặt sao cho người tham gia giao thông có thể nhìn thấy từ xa để giảm tốc độ và dừng lại an toàn. Trong một số trường hợp, đèn có thể được đặt trên cột điện hoặc các vật kiến trúc khác, nhưng cần đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về vị trí, chiều cao và khoảng cách nhìn thấy đèn theo QCVN 41:2019/BGTVT và đảm bảo tính thẩm mỹ.

    - Đặt đèn trên từng nhánh đường: Đèn tín hiệu cần được đặt trước nút giao theo chiều đi để hướng dẫn người tham gia giao thông. Tùy từng trường hợp, có thể bổ sung đèn tín hiệu trên cột cần vươn hoặc giá long môn phía bên kia nút giao theo chiều đi để cung cấp thông tin và thuận tiện cho việc quan sát.

    - Vị trí trong khu đông dân cư hoặc đô thị: Trong các khu vực có đường chật hẹp, đèn có thể được đặt trên thân cột thẳng đứng bên đường về phía tay phải theo quy định tại điểm 13.3.1 khoản 13.3 Điều 13 QCVN 41:2019/BGTVT, ngay trước vạch dừng.

    Báo giá đèn tín hiệu giao thông đường bộ chi tiết

    Tại công ty Sao Tháng Năm (STN) chúng tôi cung cấp đa dạng các công nghệ đèn, đặc biệt nhất vẫn là đèn LED. Sử dụng đèn LED trong đèn tín hiệu giao thông mang lại nhiều lợi ích. Đèn LED tiêu thụ ít điện, phát ra ánh sáng mạnh mẽ, tuổi thọ cao, và độ tin cậy cao hơn. Đặc biệt, khi một đèn LED bị hỏng, các đèn còn lại vẫn hoạt động, giảm nguy cơ gây ra tắc nghẽn và tăng cường an toàn giao thông.

    Các tiêu chuẩn chất lượng chung cho bóng đèn tại Sao Tháng Năm:
     

    Bảng thông số tiêu chuẩn kỹ thuật chung các bộ đèn LED tín hiệu giao thông

    Sản phẩm

    Đèn LED tín hiệu giao thông

    Kích thước

    300mm/200mm

    Bước sóng

    Đỏ: 625nm; Xanh lá: 500nm; Vàng: 590nm

    Cường độ ánh sáng

    5000~13000mcd

    Điện áp đầu vào

    100-240/277 VAC, 50 / 60 Hz

    Hệ số công suất

    >0.90

    Góc nhìn

    <30°

    Định mức IP

    IP54

    Tiêu chuẩn

    GB14887-2006, EN50293:2000 & EN12368:2006

    Phạm vi hiển thị

    200m

    CRI

    >70

    Nhiệt độ vận hành

    -40°C đến + 75°C

    Chứng nhận

    CE, ROHS

    Điều khiển

    Thông minh, có thể điều khiển

     

    Dựa vào những tiêu chuẩn chất lượng trên, chúng tôi cung cấp các mẫu đèn tín hiệu giao thông đường bộ với mức giá như bảng dưới đây, mời khách hàng tham khảo:
     

    Bảng giá mẫu đèn tín hiệu giao thông đường bộ

    Tên mẫu đèn

    Giá dao động (VNĐ)

    Bộ đèn tín hiệu giao thông xanh đỏ vàng D100

    1.900.000 - 2.100.000

    Bộ đèn giao thông mũi tên đỏ - vàng - xanh D300

    4.800.000 - 5.100.000

    Đèn giao thông chữ thập D300

    2.200.000

    Đèn giao thông đếm lùi D300

    3.500.000 - 3.900.000

    Đèn giao thông đếm lùi D400

    4.600.000 - 4.950.000

    Đèn tín hiệu giao thông đi bộ 2* D200, D300

    2.400.000 - ?

    Bộ đèn chớp vàng năng lượng mặt trời D300

    3.200.000 - 3.500.000

    Bộ đèn tín hiệu giao thông mô hình trường học

    15.000.000 - 17.000.000


    Bằng cách hiểu rõ ý nghĩa của các loại tín hiệu đèn giao thông, bạn sẽ có thể di chuyển an toàn và hiệu quả hơn trên đường. Hãy chia sẻ "bí kíp" này cho người thân và bạn bè để cùng nâng cao ý thức tham gia giao thông!

    Sao Tháng Năm chuyên cung cấp các loại đèn tín hiệu giao thông, tự hào là đơn vị đầu ngành luôn đặt chất lượng lên hàng đầu để phục vụ cho sự phát triển của giao thông đô thị Việt Nam. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về các sản phẩm đèn giao thông chất lượng.

     

     

    Copyright © saothang5.com | Thiết Kế Website: Phương Nam Vina
    0937333616