Lan can cầu đường bộ là một thành phần không thể thiếu trong hạng mục thi công cầu đường, bởi lẽ bộ phận này không chỉ nâng cao tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo an toàn cho công trình. Ngày nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp và thi công lan can cầu, dẫn đến sự chênh lệch đáng kể về giá thành giữa các đơn vị, khiến khách hàng gặp khó khăn trong việc lựa chọn. Nếu bạn đang có nhu cầu thi công lan can cầu, hãy tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan về các loại lan can cầu thường gặp, một số điều cần lưu ý cũng như báo giá lan can cầu đường bộ mới nhất hiện nay nhé.
Lan can cầu là một hệ thống công trình tương đối kiên cố, nằm ở phần biên ngoài cùng của mặt cầu. Lan can này sẽ được đặt dọc hai bên thành cầu nhằm đảm bảo người cũng như phương tiện giao thông không bị văng ra khỏi cầu, đồng thời tạo cảm giác an toàn cho người đi qua cầu và góp phần nâng cao tính thẩm mỹ cho cầu.
Lan can cầu đường hiện nay bao gồm hệ cột, tay vịn và thanh chống giữa, thường được mạ kẽm nhúng nóng hoặc sơn tĩnh điện với nhiều chủng loại, kiểu dáng và kích thước khác nhau.
Lan can cầu thường được làm từ các vật liệu như thép, nhôm hay bê tông cốt thép, phải được thiết kế kiên cố để chịu được tải trọng gió và tải trọng va đập từ xe cộ. Đồng thời, chúng phải đảm bảo mỹ quan và khả năng chống ăn mòn.
Hiện nay, có nhiều loại lan can cầu khác nhau và mỗi loại được thiết kế riêng biệt sao cho phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật và môi trường cụ thể.
Bê tông là vật liệu phổ biến nhất được sử dụng để xây dựng cầu với hệ thống lan can bê tông được gắn vào mặt cầu để tạo thành hàng rào bảo vệ chắc chắn cho người lái xe lẫn phương tiện giao thông. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các khu vực đô thị có mật độ giao thông cao hoặc những cây cầu thường xuyên chịu tải trọng lớn từ các loại xe tải nặng.
Tuy nhiên, lan can bê tông thường có chi phí xây dựng ban đầu cao và trong một số trường hợp, chúng có thể hạn chế hoặc cản trở tầm nhìn. Vì lý do này mà việc kết hợp giữa bê tông và thép thường được áp dụng để thay thế cho lan can cầu 100% bằng bê tông.
Lan can cầu bằng thép có nhiều kiểu dáng và thiết kế phong phú, trong đó hệ thống lan can bằng thép ống là phổ biến nhất. Lan can cầu này có ưu điểm là thiết kế đơn giản, dễ lắp đặt, kết cấu vững chắc và chi phí hợp lý. Trên thực tế, chúng có thể được lắp đặt riêng biệt, kết hợp với lề đường bê tông hoặc tường bê tông thấp.
Nhờ có tính thẩm mỹ cao, lan can cầu đường bộ bằng thép thường được xây dựng cho những cây cầu yêu cầu cao về thiết kế. Tuy nhiên, lan can thép thường mỏng hơn so với lan can bê tông và chủ yếu được sử dụng cho các cây cầu có lưu lượng giao thông thấp. Vì kim loại dễ bị ăn mòn và oxy hóa, bề mặt lan can phải được xử lý bằng sơn tĩnh điện, mạ kẽm điện phân hoặc mạ kẽm nhúng nóng để khắc phục nhược điểm này.
Lan can cầu mạ kẽm nhúng nóng là loại lan can cầu bằng thép, sau khi gia công hoàn thiện phần thép đen thì lan can sẽ được đưa vào bể mạ để nhúng nóng. Phương pháp nhúng nóng này rất hiệu quả, giúp lan can có độ bền từ 10 - 20 năm trong môi trường khắc nghiệt. Chính vì vậy mà đây là loại lan can phổ biến nhất hiện nay trong các công trình cầu đường bộ.
Đây cũng là loại lan can cầu bằng thép, sau khi gia công hoàn thiện phần thép đen, lan can sẽ được đưa vào hệ thống mạ điện phân. Trên thực tế, vì loại lan can này chỉ bền trong môi trường khoảng 2 - 3 năm nên thường không được sử dụng phổ biến.
Phương pháp sơn tĩnh điện hay sơn chống rỉ thường được áp dụng cho các loại lan can cầu ở các vùng không khí gần biển, nhiễm mặn hoặc trong khu vực đô thị và du lịch. Theo đó, loại sơn này không chỉ bảo vệ lan can khỏi ảnh hưởng của môi trường mà còn làm cho công trình trở nên đẹp hơn
Lan can cầu kết hợp dầm bê tông và thép không gỉ được thiết kế để khắc phục nhược điểm của cả hai loại vật liệu, đồng thời vẫn đảm bảo được tính an toàn cũng như mỹ quan cho cây cầu. Đây được xem là một giải pháp kỹ thuật sáng tạo trong ngành xây dựng cầu đường.
Để đảm bảo an toàn cũng như ngăn chặn khả năng xảy ra các tai nạn rơi từ cầu, việc tính toán và thiết kế lan can cầu phải tuân theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12681:2019 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải soạn thảo. Theo đó, chiều cao của lan can cầu đường bộ cần tuân theo các chỉ tiêu sau:
- Tối thiểu là 685 mm đối với các đoạn đường có lưu lượng xe tải nhẹ và điều kiện địa hình thuận lợi.
- Tối thiểu là 810 mm đối với các đoạn đường cao tốc, quốc lộ có lưu lượng xe tải và xe hạng nặng.
- Tối thiểu là 1070 mm đối với các đoạn đường cao tốc có lưu lượng xe tải lớn chiếm phần đáng kể trong lưu lượng hàng ngày.
- Không được thấp hơn 685 mm đối với lan can kết hợp bê tông với tay vịn thép và phải qua kiểm tra an toàn thông qua các thử nghiệm đặc biệt.
Lan can đường bộ là một trong những giải pháp phổ biến nhất được sử dụng để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện xe cộ hiện nay. Vì thế mà thi công hoàn thiện lan can đường, cầu giá bao nhiêu đang là câu hỏi được rất nhiều chủ nhà thầu quan tâm. Trên thực tế, giá xây dựng lan can cầu sẽ biến động tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của công trình và nhiều yếu tố khác, bao gồm:
- Vật liệu: Giá lan can phụ thuộc chủ yếu vào vật liệu đầu vào, ví dụ như thép hay bê tông. Ngoài ra, đối với lan can thép thì lớp phủ bảo vệ như sơn tĩnh điện hoặc mạ kẽm cũng có ảnh hưởng nhiều đến giá cả.
- Hình dạng, mẫu mã, kích thước: Chi phí gia công phụ thuộc vào độ phức tạp của lan can nhưng mẫu đơn giản thường có chi phí thấp hơn so với các kiểu dáng phức tạp và có hoa văn.
- Khối lượng: Giá thành lan can cũng phụ thuộc vào khối lượng sản xuất, được tính bằng cách chia tỷ lệ với khối lượng thép và chiều dài cầu.
- Yếu tố chủ quan: Giá cả cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách cung cấp của nhà sản xuất. Các công ty lớn có thể có chi phí cao hơn so với các công ty nhỏ.
- Nhân công: Sản xuất lan can đòi hỏi sử dụng nhiều nhân công và thợ cơ khí. Ngoài ra, độ khó và độ chi tiết của lan can cũng ảnh hưởng đến lượng nhân công sử dụng.
- Máy móc: Yếu tố máy móc là quan trọng cần phải có, bao gồm các loại máy như máy sắt ống, máy cắt CNC, máy dập, máy hàn,....
Vui lòng lưu ý rằng giá cả có thể biến động tùy thuộc vào tình hình thị trường và các yếu tố khác như yêu cầu kỹ thuật cụ thể của công trình. Vậy nên để đạt được cái nhìn tổng quan về chi phí xây dựng cầu hoàn thiệu, quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ trực tiếp với Sao Tháng Năm. Chúng tôi sẵn lòng hỗ trợ tư vấn, thực hiện khảo sát cụ thể và cung cấp báo giá chính xác nhất cho dự án lan can cầu đường bộ của bạn.
Khi lựa chọn loại lan can cầu, có một số điều quan trọng mà bạn cần lưu ý:
- An toàn: Lan can cầu cần đảm bảo tính an toàn cao, có khả năng chịu lực và ngăn chặn sự rơi ra khỏi cầu.
- Tính thẩm mỹ: Lan can cầu cũng cần phải phối hợp hài hòa với kiến trúc của cầu và cảnh quan xung quanh.
- Độ bền: Chọn loại lan can có độ bền cao, có khả năng chống lại ăn mòn, oxy hóa và các yếu tố khác của môi trường.
- Dễ bảo trì: Lan can cầu nên được thiết kế để dễ dàng bảo trì và sửa chữa khi cần thiết.
- Phù hợp với yêu cầu kỹ thuật: Lan can cần tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật về chiều cao, khoảng cách giữa các thanh và khả năng chịu tải.
- Chi phí: Xem xét chi phí của lan can cầu, bao gồm cả giá thành ban đầu và chi phí bảo trì trong dài hạn.
- Tùy chọn phù hợp: Xem xét các loại lan can khác nhau để chọn ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện cụ thể của dự án.
Như vậy qua bài viết này, Công ty sản xuất đèn & trụ đèn giao thông Sao Tháng Năm đã chia sẻ đến bạn về các loại lan can cầu thường gặp, một số điều cần lưu ý cũng như báo giá lan can cầu đường bộ mới nhất hiện nay. Hy vọng thông tin cung cấp trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan để đưa ra quyết định thông minh khi lựa chọn loại lan can phù hợp nhất cho dự án của mình.
Tham khảo thêm:
Ý nghĩa các loại đèn tín hiệu giao thông đường bộ
Hầm đường bộ là gì? Những điều cần biết về hầm giao thông
Biển báo giao thông là gì? Các loại biển báo giao thông phổ biến