Khi di chuyển trên đường, người tham gia giao thông cần phải hiểu và ghi nhớ các loại biển báo giao thông để điều khiển phương tiện đúng luật, đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Vậy biển báo giao thông là gì? Có các loại biển báo giao thông nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để biết thêm chi tiết nhé.
Biển báo giao thông là các loại biển báo được dựng ngay ven đường để cung cấp thông tin cho người tham gia giao thông. Hiện nay, các biển báo giao thông thường được thiết kế với hình ảnh, chữ viết riêng biệt hoặc kết hợp cả hai để người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết và hiểu được ý nghĩa của biển báo.
Dựa trên khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 thì hệ thống báo hiệu đường bộ sẽ bao gồm: tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, rào chắn, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ.
Khi ở cùng một khu vực nhưng nếu bạn thấy xuất hiện các hình thức báo hiệu đường bộ khác nhau bên cạnh biển báo hiệu thì khi đó, người tham gia giao thông cần chấp hành hiệu lệnh theo thứ tự sau:
- Thứ nhất: tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông,
- Thứ hai: hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
- Thứ ba: các loại biển báo giao thông.
- Thứ tư: vạch kẻ đường hay một số dấu hiệu khác.
Với tình hình an ninh giao thông đang ngày càng diễn ra phức tạp, biển báo giao thông đường bộ khi đó sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông, cụ thể:
- Cung cấp thông tin về tình hình giao thông, điều kiện đường xá hay các quy định pháp luật liên quan đến giao thông. Từ đó giúp người tham gia giao thông chủ động điều chỉnh tốc độ và hướng di chuyển phù hợp.
- Cảnh báo về những nguy hiểm tiềm ẩn hay những điểm giao cắt, cua gấp,... để người tham gia giao thông chú ý quan sát và giảm tốc độ khi di chuyển qua những điểm đó.
- Hướng dẫn người tham gia giao thông đi đúng làn đường, đúng hướng, không đi sai luồng gây mất an toàn giao thông và nguy hiểm cho những người xung quanh.
- Yêu cầu người tham gia giao thông phải chấp hành các quy định về tốc độ, hướng đi, điểm dừng đỗ xe,... nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Với những vai trò trên thì chúng ta có thể thấy, biển báo giao thông giống như người cảnh giới, hướng dẫn và điều tiết giao thông, góp phần quan trọng trong việc hạn chế tai nạn giao thông.
Biển báo cấm có ý nghĩa là cấm các hành vi cụ thể mà tham gia giao thông không được phép vi phạm. Biển báo cấm thường có hình tròn, viền đỏ và trên nền trắng có hình hoặc chữ màu đen. Một số biển báo cấm phổ biến mà chúng ta thường gặp hiện nay là:
- Biển báo cấm đi ngược chiều
- Biển báo cấm rẽ trái, rẽ phải
- Biển báo cấm quay đầu xe
- Biển báo cấm dừng xe, đỗ xe
- Biển báo cấm các loại xe như xe tải, xe khách, xe máy,....
Biển báo nguy hiểm là loại biển báo cảnh báo cho người tham gia giao thông các nguy hiểm trên đường. Loại biển báo giao thông này thường có hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, bên trong có hình màu đen cảnh báo các nguy hiểm. Một số biển báo nguy hiểm thường gặp hiện nay là:
- Đường cong nguy hiểm
- Đường trơn trượt
- Đường gồ ghề
- Đường hẹp
- Công trường
Biển báo hiệu lệnh có nhiệm vụ yêu cầu người tham gia giao thông phải thực hiện theo hiệu lệnh. Loại biển báo giao thông đường bộ này sẽ có hình tròn, viền đỏ, nền xanh lam và có hình hoặc chữ màu trắng. Một số biển báo hiệu lệnh thường gặp trên đường là:
- Bắt buộc rẽ phải, rẽ trái
- Đường ưu tiên
- Giảm tốc độ
- Dừng lại
- Nhường đường
Biển báo chỉ dẫn giúp chỉ dẫn hướng đi, khoảng cách giữa các địa điểm để người tham gia giao thông thuận lợi di chuyển, đảm bảo an toàn. Biển báo chỉ dẫn thường có hình chữ nhật, viền xanh hoặc xanh đậm, nền trắng, bên trong có hình hoặc chữ màu đen. Một số biển báo chỉ dẫn phổ biến hiện nay là:
- Chỉ dẫn hướng đi các tỉnh, thành phố
- Chỉ dẫn các cung đường
- Chỉ dẫn khoảng cách các địa danh
- Chỉ dẫn đến bến xe, ga tàu,....
Biển phụ, biển viết bằng chữ có vai trò bổ sung thêm thông tin cho các biển báo khác. Thông thường, biển phụ sẽ có kích thước nhỏ hơn và được đặt phụ thêm bên dưới các biển báo khác để cung cấp thêm thông tin.
Các loại biển báo trên đường cao tốc trông rất khác biệt so với các loại biển báo thông thường, chúng thường có vẻ ngoài là dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền màu xanh với hình vẽ màu trắng bên trong. Biển báo giao thông đường cao tốc thường có nhiệm vụ chỉ dẫn hướng đi, điểm đến cho người điều khiển phương tiện cũng như quy định an toàn. Chẳng hạn:
- Biển báo chỉ tên đường và hướng tuyến di chuyển.
- Chỉ dẫn đến các địa điểm dịch vụ, trạm dừng nghỉ, bến xe, danh lam thắng cảnh,....
- Thông báo các điểm bắt đầu và kết thúc của đường cao tốc, nút giao.
- Chỉ dẫn phương tiện giao thông tách / nhập làn đường khi ra vào cao tốc.
- Chỉ dẫn tốc độ tối thiểu, tốc độ tối đa khi di chuyển.
Loại biển báo giao thông cấm vượt thường được nhận viện với viền đỏ, nền trắng và bên trong có hình vẽ của hai chiếc ô tô được đặt cạnh nhau. Biển này được sử dụng để cấm các loại xe cơ giới vượt nhau trên đoạn đường có để những biển này. Tuy nhiên, ngoại lệ là những chiếc xe máy 2 bánh, xe gắn máy thì được phép vượt.
Biển báo cấm vượt chỉ thật sự hết hiệu lệnh khi có biển báo “Hết cấm vượt”, hoặc đến vị trí đặt biển báo “Hết tất cả các lệnh cấm”. Loại biển báo hết cấm vượt là biển báo yêu cầu các xe cơ giới được phép vượt nhau nhưng điều kiện là phải theo đúng luật giao thông đường bộ về điều kiện cho phép các xe vượt nhau.
Biển báo ra vào khu vực đông dân dư thuộc nhóm biển hiệu lệnh. Loại biển báo giao thông này được dùng để báo hiệu bắt đầu đoạn đường ra vào phạm vi khu vực đông dân cư. Biển có tác dụng báo cho người tham gia giao thông biết phạm vi phải tuân theo những quy định đi đường được áp dụng ở các khu vực đông dân cư.
Biển báo tốc độ là loại biển báo giao thông được sử dụng để báo hiệu tốc độ tối đa của các loại xe cơ giới di chuyển trên đường. Loại biển báo này có dạng hình tròn, viền màu đỏ, nền trắng và chính giữa chính là những con số biểu thị tốc độ tối đa mà người điều khiển phương tiện được phép lưu thông.
Trên đây là những loại biển báo giao thông đường bộ mà Sao Tháng Năm muốn chia sẻ đến bạn. Có thể thấy, biển báo giao thông đường bộ rất đa dạng và phong phú, mỗi loại biển báo có một ý nghĩa, chức năng riêng. Tuy nhiên, tất cả đều nhằm mục đích hướng dẫn, điều tiết, đảm bảo an toàn giao thông và thống nhất pháp luật cho người tham gia giao thông. Vì vậy, hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, các quy định về biển báo là trách nhiệm của mỗi người tham gia giao thông.
Tham khảo thêm:
Hành lang đường bộ và những quy định cần biết
Biện pháp thi công trụ đèn tín hiệu giao thông đạt chuẩn
Tiêu chuẩn thiết kế đèn tín hiệu giao thông và quy định lắp đặt