Đối với những người tham gia giao thông, việc hiểu được ý nghĩa của hệ thống báo hiệu đường bộ đóng vai trò cực kỳ quan trọng để giúp việc lưu thông trên đường được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hệ thống báo hiệu đường bộ gồm có mấy loại. Vậy nên mà trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu hệ thống báo hiệu đường bộ Việt Nam để mọi người phân biệt và tuân thủ theo như quy định.
Hệ thống báo hiệu đường bộ là hệ thống bao gồm các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, rào chắn, cọc tiêu, vạch kẻ đường hoặc đường bảo vệ. Biển báo hiệu đường bộ rất quan trọng bởi nó góp phần duy trì trật tự an toàn giao thông, cũng như giúp người điều khiển phương tiện lưu hành một cách bình thường, hạn chế tai nạn xảy ra.
Việc xuất hiện của hệ thống báo hiệu đường bộ giúp cải thiện đáng kể công việc của con người bởi không phải lúc nào các cán bộ giao thông cũng có mặt để cảnh báo, phân luồng. Điều này giúp nhà nước tiết kiệm tối đa về nguồn nhân lực, thời gian và kinh tế.
Theo như quy định tại Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định, hệ thống báo hiệu đường bộ gồm có:
Trong hệ thống biển báo hiệu đường bộ Việt Nam, đèn tín hiệu giao thông sẽ có ba màu và mỗi màu đều mang một ý nghĩa riêng, cụ thể:
- Màu xanh: khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu xanh là người tham gia giao thông được phép di chuyển.
- Màu đỏ: khi đèn giao thông hiển thị màu đỏ là cấm đi.
- Màu vàng: khi đèn giao thông chuyển sang màu vàng đó chính là sự báo hiệu đèn đang chuyển từ màu xanh sang đỏ. Lúc này, người điều khiển phương tiện cần phải dừng xe lại trước vạch dừng. Trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì người tham gia giao thông sẽ được quyền đi tiếp. Với trường hợp đèn tín hiệu màu vàng nhấp nháy thì người tham gia giao thông có thể đi được nhưng cần phải lưu ý quan sát xung quanh.
Biển báo hiệu đường bộ bao gồm có 5 nhóm được quy định như sau:
- Biển chỉ dẫn: biển báo này giúp chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết cho những người tham gia giao thông, giúp họ di chuyển một cách thuận lợi.
- Biển hiệu lệnh: khi thấy biển hiệu lệnh, bạn cần phải thi hành theo như quy định. Thông thường, các biển báo hiệu lệnh sẽ có dạng hình tròn, nền xanh cùng với hình vẽ màu trắng.
- Biển báo cấm: biểu thị các điều cấm và yêu cầu người tham gia giao thông phải tuân thủ chấp hành. Biển báo này sẽ có dạng hình tròn, nền trắng, viền đỏ và hình vẽ bên trong màu đen.
- Biển báo nguy hiểm: được dùng để cảnh báo các nguy hiểm có thể xảy ra cho người tham gia giao thông. Biển báo nguy hiểm có dạng hình tam giác đều, nền vàng, viền đỏ và hình vẽ bên trong màu đen.
- Biển báo phụ: biển báo phụ được sử dụng để thuyết minh và bổ sung cho bốn loại biển báo được liệt kê ở trên, giúp người xem có thể hiểu rõ hơn về ý nghĩa của biển báo chính. Biển báo này thường có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền trắng, viền đen, hình vẽ màu đen và thường được đặt bên dưới các biển chính.
Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông sẽ được quy định như sau:
- Tay giơ cao, thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng phải dừng lại.
- Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại. Cùng lúc đó, người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông sẽ được di chuyển.
- Tay phải khi giơ về phía trước với mục đích báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông dừng lại. Những người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông sẽ được phép rẽ phải, còn người tham gia giao thông bên trái người điều khiển sẽ được đi tất cả các hướng. với người đi bộ muốn qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
Vạch kẻ đường là những vạch kẻ được sử dụng để phân chia làn đường, hướng đi hoặc vị trí dừng. Vạch kẻ đường có thể được dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông được hiệu quả, qua đó nâng cao hiệu suất xe lưu thông và hạn chế gây tai nạn.
Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ thường được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm với mục đích hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết đâu là phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.
Rào chắn thường được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cống, đầu cầu, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho các phương tiện lưu thông, người qua lại. Hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển và kiểm soát sự đi lại.
Công ty TNHH Xây Dựng Sao Tháng Năm là một trong những đơn vị chuyên sản xuất, lắp đặt và thi công trụ đèn tín hiệu giao thông đường bộ uy tín, chuyên nghiệp nhất hiện nay. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi tự tin sẽ cung cấp cho các bạn những sản phẩm chất lượng cùng quy chuẩn lắp đặt an toàn nhất.
Vậy nên, nếu các bạn đang muốn tìm một địa chỉ chuyên lắp hệ thống trụ đèn tín hiệu thì Sao Tháng Năm chính là sự lựa chọn hàng đầu. Để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm, dịch vụ và báo giá trụ đèn tín hiệu giao thông một cách chính xác, bạn vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua Hotline: 0937 333 616. Xin cảm ơn!
Trên đây là những thông tin về hệ thống báo hiệu đường bộ mà Sao Tháng Năm muốn chia sẻ đến các bạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết được hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm những gì để tự tin hơn khi lưu thông trên đường, qua đó đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh.
Tham khảo thêm:
Lỗi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu? Bị xử lý thế nào?
Lỗi vượt đèn vàng bị phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất?
Khi đèn tín hiệu giao thông màu vàng bật sáng được đi không?