Lỗi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu? Bị xử lý thế nào?

Ngày đăng: 05-09-2023 05:14:15

Khi tham gia giao thông, có nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện vô tình hoặc cố ý vượt đèn đỏ. Đây là hành vi sai trái khi không tuân theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu và còn cực kỳ nguy hiểm. Vậy nên mà mức phạt đối với lỗi vượt đèn đỏ cũng được quy định vô cùng nghiêm ngặt tương ứng với từng loại phương tiện khác nhau.


Lỗi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu? Bị xử lý thế nào?
 

Lỗi vượt đèn đỏ là gì?

Theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, khi đèn tín hiệu giao thông bắt đầu chuyển sang màu đỏ là người điều khiển phương tiện cần phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu như không có vạch dừng thì người điều tham gia giao thông phải dừng lại trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Trong trường hợp người điều khiển không dừng lại mà tiếp tục di chuyển khi đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ thì đây được gọi là lỗi vi phạm. Như vậy, theo như quy định của Pháp luật thì hành vi vượt đèn đỏ hoàn toàn bị nghiêm cấm. Người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt nếu như gặp phải lỗi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.

Lỗi vượt đèn đỏ xe ô tô phạt bao nhiêu?

Theo điểm a Khoản 5, điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

“Người điều khiển xe ô tô hay các loại xe tương tự như xe ô tô khi vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài ra tiến hành tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng từ 01 tháng - 03 tháng, nếu gây tai nạn giao thông là từ 01 - 04 tháng”.

Xe máy vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu?

Theo điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định:

“Người điều khiển xe gắn máy, xe máy điện, xe mô tô nếu có hành vi vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 01 - 03 tháng”.


Lỗi vượt đèn đỏ
 

Thông tin thêm về mức phạt lỗi vượt đèn đỏ ở các phương tiện khác

Ngoài các mức phạt dành cho xe ô tô, xe máy, các phương tiện khác khi phạm lỗi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cụ thể:

1. Mức phạt vượt đèn đỏ đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng

Theo như điểm đ Khoản 5, điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có công bố:

“Người điều khiển các loại máy kéo, xe máy chuyên dùng nếu phạm lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (trường hợp điều khiển xe máy chuyên dùng) trong từ 01 - 01 tháng, nếu gây ra tai nạn thì bị tịch thu từ 01 - 04 tháng.

2. Mức phạt vượt đèn đỏ đối với xe đạp, xe đạp máy và xe thô sơ

Đối với các phương tiện giao thông khác như xe đạp, xe đạp máy hay kể cả xe đạp điện thì theo điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có quy định nếu bị vi phạm sẽ bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.

Một số câu hỏi thường gặp về lỗi vượt đèn đỏ

1. Lỗi vượt đèn đỏ rẽ phải có bị phạt không?

Theo điểm b khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định, khi đèn giao thông chuyển sang tín hiệu màu đỏ thì các phương tiện phải dừng lại. Người điều khiển phương tiện chỉ được phép rẽ phải khi đèn đỏ nếu gặp phải một trong số các trường hợp dưới đây:

- Được rẽ phải khi có hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.

- Khi có đèn xanh hình mũi tên cho phép các xe lưu thông.

- Khi có biển báo hiệu cho phép các phương tiện lưu thông được lắp đặt kèm theo.

- Vạch kẻ đường: trường hợp không có biển báo hay đèn giao thông thì người điều khiển phương tiện sẽ tuân thủ theo vạch kẻ đường (ở đây là vạch mắt võng). Khi đi trên vạch mắt võng này thì bắt buộc bạn cần phải rẽ, không được dừng đỗ hay đi thẳng.


Lỗi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu?
 

2. Vượt đèn đỏ có bị giữ xe và bằng lái không?

Người điều khiển xe ô tô và xe máy khi bị lỗi vượt đèn đỏ không chỉ bị phạt tiền mà còn bị tước bằng lái trong từ 01 - 03 tháng. Với những trường hợp vượt đèn đỏ gây ra tai nạn giao thông thì thời gian thu giữ bằng lái sẽ lâu hơn, từ 01 - 04 tháng.

Ngoài ra, căn cứ theo Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mức phạt vượt đèn đỏ cho trường hợp bị giữ xe chỉ được áp dụng với những tình huống sau:

- Giữ xe để xác minh các tình tiết, nếu không tạm giữ thì sẽ không có căn cứ đưa ra quyết định xử phạt chính xác.

- Để ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, nếu không tạm giữ xe sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho xã hội.

- Để đảm bảo việc thi hành quyết định xử phạt đối với hình thức phạt tiền cho đến khi các cá nhân, tổ chức nộp phạt xong.

3. Vượt đèn đỏ phạt nguội bao nhiêu?

Mức phạt vượt đèn đỏ cho trường hợp bị phạt nguội cũng tương tự như khi bị phạt trực tiếp, cụ thể:

- Xe ô tô: 4.000.000 - 6.000.000 đồng.

- Xe máy: 800.000 - 1.000.000 đồng.

- Xe máy kéo, xe máy chuyên dùng: 2.000.000 - 3.000.000 đồng.

- Xe đạp, xe đạp máy và xe thô sơ: 100.000 - 200.000 đồng.


Mức phạt vượt đèn đỏ
 

4. Lỗi vượt đèn đỏ có cần chứng minh bằng hình ảnh, video không?

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 165/2013/NĐ-CP, Điều 14 Thông tư 06/2017/TT-BGTVT và Điều 25 Thông tư 65/2020/TT-BCA đã công bố: lỗi vượt đèn đỏ cần chứng minh bằng hình ảnh, video đối với trường hợp bị phạt nguội.

Cụ thể, những hình ảnh, video về phương tiện vi phạm sẽ được ghi lại và chuyển sang bộ phận trích xuất để lưu lại các thông tin như: biển số xe, lỗi vi phạm, thời gian vi phạm, tuyến đường vi phạm,.... Sau đó tiến hành trích in hình ảnh vi phạm kèm theo phiếu xác nhận kết quả vi phạm. Hình ảnh, video sau đó sẽ được chuyển cho lực lượng cảnh sát giao thông để làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính.

5. Vượt đèn đỏ gây tai nạn bị xử lý thế nào?

Tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về lỗi vi phạm về việc tham gia giao thông đường bộ như sau:

1. Người tham gia giao thông đường bộ nếu vi phạm một trong các trường hợp dưới đây sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, đồng thời phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm:

a) Gây tai nạn làm chết người.

b) Gây ra thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương từ 61% trở lên.

c) Gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên, tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của họ từ 61% đến 121%.

d) Gây ra thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Người tham gia giao thông đường bộ vi phạm phải một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo như quy định Pháp luật.

b) Sử dụng rượu, bia mà hơi thở hoặc trong máu có nồng độ cồn vượt qua mức quy định, có dùng chất kích thích mạnh hoặc ma túy.

c) Bỏ chạy để rũ bỏ trách nhiệm hay cố ý không cứu giúp người bị tai nạn.

d) Không chấp hành theo hiệu lệnh của hướng dẫn giao thông hoặc người điều khiển.

đ) Làm chết 02 người.

e) Gây ra thương tích hoặc làm tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên, tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của họ dao động từ 122% đến 200%.

g) Gây ra thiệt hại tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Người tham gia giao thông phạm tội thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì sẽ bị xử phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết từ 03 người trở lên.

b) Gây ra thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của 03 người trở lên, tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của họ đạt từ 201% trở lên;

c) Gây ra những thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Đối với trường hợp vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế và dẫn đến hậu quả theo như quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3. Điều này nếu như không được ngăn chặn kịp thời thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm lỗi vượt đèn đỏ gây ra tai nạn còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm.


Vượt đèn đỏ
 

Như vậy, bài viết trên của Sao Tháng Năm đã giúp các bạn giải đáp được câu hỏi lỗi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu. Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để tham gia giao thông một cách an toàn và tuân thủ theo quy định của Pháp luật.

Tham khảo thêm

Icon Sao Tháng Năm Biện pháp thi công trụ đèn tín hiệu giao thông đạt chuẩn

Icon Sao Tháng Năm Lỗi vượt đèn vàng bị phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất?

Icon Sao Tháng Năm Khi đèn tín hiệu giao thông màu vàng bật sáng được đi không?

Bài viết liên quan

Copyright © saothang5.com | Thiết Kế Website: Phương Nam Vina
0937333616