Đèn tín hiệu giao thông là một phần vô cùng quan trọng trong hệ thống giao thông đường bộ. Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng, việc tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế đèn tín hiệu giao thông và quy định lắp đặt rất quan trọng. Vậy tiêu chuẩn đèn tín hiệu giao thông tại Việt Nam là gì? Theo dõi nội dung dưới để cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời nhé.
Theo như các quy định tại Phụ lục A, Thông tư 54/2019/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ do Bộ Giao thông Vận tải ban hành, tiêu chuẩn thiết kế đèn tín hiệu giao thông sẽ cần phải đáp ứng tốt các điều kiện sau:
- Giới hạn thời gian dành cho đèn tín hiệu giao thông màu xanh tối thiểu là 15 giây.
- Thời gian giới hạn đèn đỏ cho người đi bộ phải đạt ít nhất 7 giây. Nếu đường đi có bề rộng hẹp 2 làn xe, không thuộc trường hợp đường dành cho người ưu tiên và có lưu lượng người đi bộ thấp thì chu kỳ đèn đỏ có thể ngắn hơn nhưng tuyệt đối không được thấp hơn 4 giây. Trong lĩnh vực toán học, tốc độ của người đi bộ khi họ sang đường sẽ được tính bằng 1,2m/s.
- Với những quảng đường dành cho người khuyết tật thì bạn phải tính tốc độ của người qua đường thấp hơn 1,2m/s, đồng thời dựa vào tình hình thực tế để đặt thời gian phù hợp. Ngoài ra, nên sử dụng thiết bị cảm biến thụ động hoặc nút ấn ngay trên trụ đèn tín hiệu để trợ giúp người khuyết tật qua đường.
- Ở những đường có tốc độ V85 từ 60km/h trở lên, khu vực nhiều người già sinh sống và thường không có người điều khiển giao thông thì sử dụng đèn tín hiệu có đường kính 300mm.
Tiêu chuẩn lắp đặt, thi công trụ đèn tín hiệu giao thông được quy định như sau:
- Đèn được bố trí theo chiều thẳng đứng trên cột đặt trên lề đường, đảo giao thông, dải phân cách: chiều cao tính từ vị trí thấp nhất của đèn sẽ là 1,7m đến 5,8m. Khoảng cách từ bộ đèn đến phần mép phần đường xe chạy sẽ từ 0,5 đến 2m.
- Đèn được đặt theo chiều ngang trên cần vươn sẽ có chiều cao được tính từ điểm thấp nhất của đèn cho đến mặt vỉa hè hoặc mặt đường, ít nhất là 5,2m và lớn nhất là 7,8m.
- Đèn cần được bố trí sao cho người tham gia giao thông có thể nhìn thấy từ xa. Trong một số trường hợp, đèn tín hiệu có thể được đặt trên cột điện hoặc kiến trúc cụ thể nhưng cần phải đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam về đèn tín hiệu giao thông theo độ cao, vị trí và khoảng cách nhìn.
- Đèn tín hiệu cần được đặt trên từng nhánh đường ngay trước nút giao theo chiều đi. Tùy thuộc vào từng trường hợp sẽ có thêm đèn tín hiệu trên cột cần vương hoặc giá long môn ngay phía bên kia nút giao của chiều đi để thuận tiện cho việc quan sát.
- Ở khu đô thị, khu đông dân cư có đường chân hẹp thì đèn tín hiệu nên bố trí trên thân cột thẳng đứng đặt bên đường về phía tay phải của chiều đường đi, ngay phía trước vạch dừng.
- Độ lớn và độ sáng của đèn phải được thiết kế sao cho phù hợp với điều kiện khai thác đặc biệt, đồng thời phải được nhìn thấy nếu người điều khiển phương tiện bị ngược sáng.
Kích thước, hình dạng và các tiêu chuẩn kỹ thuật đèn tín hiệu giao thông khác cũng được quy định ngay trong Phụ lục A của Thông tư này. Cụ thể:
- Dạng đèn 1: thường có 3 màu xanh - vàng - đỏ.
- Dạng đèn 2: kiểu đèn ba màu hình mũi tên giúp điều khiển các phương tiện theo hướng cụ thể.
- Dạng đèn 3: bên trái là đèn 2 mũi gạch chéo màu đỏ còn bên phải là đèn mũi tên có màu xanh. Khi đèn đỏ sáng thì các phương tiện phải dừng lại, còn đèn xanh sáng thì người điều khiển sẽ được phép đi theo hướng mũi tên.
- Dạng đèn 4: đèn có hai màu xanh và đỏ. Khi đèn màu đỏ sáng thì các loại phương tiện giao thông dừng lại, nếu đèn chuyển xanh sáng thì các phương tiện được đi.
- Dạng đèn 5: đèn tín hiệu chỉ có một màu đỏ với hai kiểu là đèn tròn và đèn chữ thập. Đèn thường được đặt phía sau nút giao theo chiều đi và khi đèn sáng thì cấm phương tiện di chuyển.
- Dạng đèn 6: gồm có 4 tín hiệu màu trắng với đường kính được thiết kế từ 80mm đến 100mm.
- Dạng đèn 7: là đèn dành cho người đi bộ có hình người bên trong. Khi tín hiệu đèn đỏ sáng thì người đi bộ không được phép đi và ngược lại. Lưu ý, người đi bộ chỉ được đi trong phần đường dành cho người đi bộ.
- Dạng đèn 8: đèn đếm lùi có vai trò hỗ trợ cho các phương tiện giao thông biết được thời gian đèn còn bao nhiêu. Chữ số trên đèn đếm lùi chỉ được hiển thị ở 2 trạng thái màu là xanh và đỏ.
- Dạng đèn 9: đèn sử dụng để cảnh báo nguy hiểm với hai kiểu đèn nhấp nháy dạng tròn hoặc đèn hình chữ nhật có nội dung cảnh báo nguy hiểm. Chu kỳ của đèn nháy phải phù hợp để vừa đảm bảo gây chú ý cho người đi đường, đồng thời đảm bảo người tham gia giao thông có thể đọc được nội dung cần cảnh báo.
- Kích thước của đèn nên dao động trong từ 200mm đến 300mm đối với các đèn tín hiệu chính. Với các đèn có số, chữ và hình thì phương tiện tham gia giao thông có thể điều chỉnh lại sao cho phù hợp để người điều khiển nhận biết dễ dàng.
Như vậy, Công ty sản xuất thiết bị giao thông Sao Tháng Năm vừa mang đến những thông tin hữu ích về các tiêu chuẩn thiết kế đèn tín hiệu giao thông để mọi người có thể tham khảo. Từ đó nắm vững những kiến thức quan trọng để thực hiện theo hướng dẫn của đèn.
Tham khảo thêm:
Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm mấy loại?
Hành lang đường bộ và những quy định cần biết
Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường bị xử phạt như thế nào?