Tham gia giao thông là một hoạt động vô cùng quen thuộc của người dân hàng ngày. Nhưng tham gia giao thông thế nào để vừa chấp hành theo quy định của Pháp luật, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh là vấn đề không phải ai cũng hiểu. Vậy nên mà trong bài viết này, Sao Tháng Năm sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về giao thông là gì để mọi người có thể hiểu rõ hơn về vai trò, nghĩa vụ của mình khi di chuyển trên đường.
Giao thông là hệ thống di chuyển của con người dưới nhiều hình thức khác nhau từ đi bộ, đi xe đạp, xe máy, ô tô, xe bus, tàu hỏa, tàu thủy cho đến máy bay,... Những phương tiện này thường được tổ chức và kiểm soát một cách chặt chẽ bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tham gia giao thông là quá trình mà người điều khiển phương tiện giao thông sẽ di chuyển trên các tuyến đường, làn đường theo như quy định của Pháp luật và đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Trong đó, an toàn giao thông có thể được hiểu đơn giản là sự đảm bảo cho những người khi tham gia giao thông đường bộ, đường thủy hay đường hàng không,... không xảy ra tai nạn, thương vong do va chạm.
Đối tượng tham gia giao thông chính là những cá nhân và phương tiện đang di chuyển trên đường. Mục đích của họ đó chính là cùng nhau di chuyển trên hệ thống giao thông để đến được nơi mong muốn hoặc hoàn thành xong nhiệm vụ của của mình. Cụ thể:
Tại Khoản Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định: Người tham gia giao thông gồm có người đi bộ; người điều khiển, sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ và người dẫn dắt, điều khiển súc vật trên đường”. Khác với người tham gia giao thông, người điều khiển giao thông đường bộ chính là cảnh sát giao thông, người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, bến phà, khu vực ùn tắc giao thông,...
Theo khoản 21 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định, các phương tiện được tham gia giao thông đường bộ sẽ bao gồm:
- Xe máy chuyên dùng: xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp; xe máy thi công; các loại xe đặc chủng khác được sử dụng cho các mục đích an ninh, quốc phòng.
- Xe cơ giới: xe mô tô hai bánh; xe gắn máy; xe máy điện; xe ô tô; xe mô tô ba bánh; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc,...
- Xe thô sơ đường bộ: xe đạp; xe đạp máy; xe xích lô; xe lăn; xe súc vật cùng các loại xe tương tự.
Hiện nay, số lượng phương tiện giao thông tại Việt Nam đang ngày càng nhiều nhưng tốc độ phát triển của cơ sở hạ tầng tại chậm hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới. Điều này dễ dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông tại nhiều tuyến đường trong suốt nhiều năm qua. Thậm chí vào những khung giờ cao điểm, đặc biệt tại các thành phố lớn thì mật độ xe cộ lưu thông trên đường có thể lên tới hàng nghìn phương tiện cùng một lúc. Từ đó gây ra tình trạng ùn tắc giao thông trong nhiều giờ liền, đồng thời là nguyên nhân chính gây ra các vụ va chạm, tai nạn giao thông thương tâm.
Mặc dù hiện nay, người dân đang dần được tiếp thu tốt với những kiến thức về luật giao thông đường bộ và có ý thức hơn khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì vẫn còn một số trường hợp thiếu ý thức khi thường xuyên có những hành vi như sau:
- Không chấp hành tín hiệu, hiệu lệnh của biển báo hiệu và của người điều khiển giao thông: vượt đèn vàng, đèn đỏ; phóng nhanh vượt ẩu; đỗ xe, quay đầu không đúng nơi quy định; đi xe quá tốc độ cho phép; đi vào đường ngược chiều; không đội mũ bảo hiểm; chở ba người; dàn hàng hai, hàng ba,... khi lưu thông.
- Thái độ, hành vi cư xử kém: khi làm việc với cảnh sát giao thông, người dân vẫn còn thiếu văn hóa trong quá trình trao đổi, tỏ thái độ thách thức, không hợp tác. Khi xảy ra va chạm nhỏ thì thiếu sự nhường nhịn, thách thức gây ra tình trạng ùn tắc giao thông.
Tham gia giao thông thế nào để đảm bảo trật tự và an toàn giao thông là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Cụ thể, các đối tượng tham gia giao thông cần phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Pháp luật, cụ thể:
Tùy thuộc vào từng trường hợp mà người tham gia giao thông sẽ cần phải có nghĩa vụ khác nhau để đảm bảo trật tự và an toàn cho bản thân cùng những người xung quanh.
Người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông cần đi bên phải đi đúng làn đường, phần đường quy định và hướng bên phải theo chiều đi của mình, đồng thời chấp hành tốt theo hệ thống báo hiệu đường bộ về việc dừng, đỗ, chuyển hướng hay vượt xe,....
Người đi bộ phải đi trên lề đường, hè phố, nếu không có thì phải đi bộ sát mép đường. Người đi bộ cũng chỉ được qua đường ở những nơi có vạch kẻ đường, đèn tín hiệu giao thông hoặc cầu vượt dành riêng cho người đi bộ, đồng thời tuân thủ theo những tín hiệu chỉ dẫn.
- Trong trường hợp không có vạch kẻ đường, đèn tín hiệu, cầu hay hầm vượt thì người đi bộ phải chú ý các xe đang đi tới. Chỉ thật sự qua đường khi cảm thấy an toàn và tự chịu trách nhiệm an toàn khi qua đường.
- Người đi bộ không được đu bám vào các phương tiện đang chạy, không vượt qua dải phân cách, khi mang theo đồ cồng kềnh thì phải đảm bảo an toàn và không gây ra sự bất tiện, trở ngại cho người tham gia giao thông.
- Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường đô thị, hoặc những tuyến đường đông xe cộ qua lại thì phải người lớn dắt. Ngoài ra, mọi người cũng cần phải có trách nhiệm giúp đỡ cho những trẻ em dưới 7 tuổi khi các bé muốn đi qua đường.
Đối với những người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ, cần cho chúng đi sát mép đường và đảm bảo vệ sinh khi di chuyển. Trong trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát cẩn thận, chỉ được phép đi qua khi đã đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.
Bên cạnh người tham gia giao thông, các phương tiện khi được sử dụng khi di chuyển cũng cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn, cụ thể:
- Xe ô tô cần đáp ứng các quy định về chất lượng, thông số kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Cụ thể: có hệ thống chuyển hướng, đầy đủ hệ thống hãm phanh, tay lái bên trái của xe, có đầy đủ đèn soi biển số, đèn chiếu sáng gần và xa, trụ đèn tín hiệu, đèn báo hãm, bánh lốp dự phòng, gương chiếu hậu cùng một số trang bị khác đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển;….
- Xe mô tô hai bánh, ba bánh hay xe gắn gắn máy khi tham gia giao thông sẽ cần đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Lưu ý xe cơ giới cần phải tiến hành đăng ký và gắn biển số do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
- Xe máy chuyên dùng phải đảm bảo các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật, cũng như bảo vệ môi trường theo như quy định tại Điều 57 Luật Giao thông đường bộ 2008, bao gồm: có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; bảo đảm khí thải; có đèn chiếu sáng đô thị; tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;....
- Xe thô sơ cần phải đăng ký và gắn biển số do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
- Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện xe thô sơ cần phải chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo như quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ.
Trên đây là một số thông tin quan trọng để giúp các bạn tìm hiểu hơn về khái niệm giao thông đường bộ là gì. Hi vọng bài viết của Sao Tháng Năm sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề giao thông hiện nay và chấp hành hiệu quả.
Tham khảo thêm:
Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm mấy loại?