Đường đô thị là gì? Những quy định về hệ thống đường đô thị

Ngày đăng: 27-09-2023 03:13:27

Đường đô thị là một trong sáu hệ thống của mạng lưới đường bộ tại Việt Nam. Mặc dù là tên gọi quen thuộc và sử dụng phổ biến, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm đường đô thị là gì và những quy định khi sử dụng. Vậy nên mà trong bài viết này, Sao Tháng Năm sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về hệ thống đường đô thị để góp phần giúp bạn nâng cao ý thức chấp hành an toàn giao thông khi di chuyển.


Đường đô thị là gì? Những quy định về hệ thống đường đô thị
 

Đường đô thị là gì?

Theo điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ có quy định như sau: “Đường đô thị (ĐĐT) là phần đường năm trong phạm vi địa giới hành chính của nội thành, nội thị xã và thị trấn”. Từ quy định ở trên thì chúng ta có thể hiểu về khái niệm đường đô thị là gì như sau:

Đường đô thị chính là dải đất nằm ở của hai bên chỉ giới xây dựng (đường đỏ xây dựng) trong khu đô thị với mục đích để người và xe cộ đi lại. Trên đó, ngoài phần đường được dùng để dành cho các phương tiện di chuyển thì có thể trồng cây xanh, bố trí các đường dây, đèn chiếu sáng, đường ống trên và bên dưới mặt đất. Nói một cách tóm gọn thì đường đô thị chính là đường nằm trong các khu đô thị như: thành phố, xã, thị trấn.

Hệ thống đường đô thị

Theo như Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về việc Quy hoạch xây dựng ban hành kèm Thông tư 22/2019/TT-BXD có quy định về hệ thống đường đô thị như sau:

- Quy hoạch giao thông đô thị trong đồ án quy hoạch chung thì cần phải dự báo về nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa và cơ cấu phương tiện giao thông di chuyển.

- Hệ thống đường đô thị phải phải đáp ứng yêu cầu liên hệ nhanh chóng, đảm bảo an toàn giữa tất cả các khu vực chức năng, kết nối thuận tiện trong khu vực, giữa giao thông nội vùng với hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế.

- Hè phố, đường đi bộ và đường xe đạp cần phải tuân thủ theo quy định QCVN 07-4:2016/BXD.

- Mật độ đường và khoảng cách giữa hai bên cần phải đáp ứng chính xác theo yêu cầu.

- Bề rộng một làn xe, bề rộng đường cần phải được xác định dựa trên cấp đường, lưu lượng xe thiết kế, tốc độ và phải tuân thủ theo quy định của QCVN 07-4:2016/BXD.

- Tỷ lệ đất giao thông trong đất xây dựng đô thị cần phải đảm bảo tối thiểu: tính đến đường liên khu vực (9 %); tính đến đường khu vực (13%) và tính đến đường phân khu vực (18%).


Đường đô thị
 

Một số quy định về cách đặt tên đường đô thị

Như đã trình bày ở trên, đường đô thị vốn là một trong 6 hệ thống của mạng lưới đường bộ nên việc đặt tên cho đường đô thị cũng cần phải tuân thủ theo như quy định của Pháp luật về việc đặt tên đường bộ. Cụ thể, đường bộ được đặt tên hoặc số hiệu như sau:

- Tên đường được đặt theo tên của doanh nhân, người có công với cách mạng, tên di tích, tên địa danh, tên theo thập quán hay sự kiện lịch sử. Số hiệu của đường phải được đặt theo số tự nhiên kèm với chữ cái nếu cảm thấy cần thiết. Trong trường hợp nếu đường đô thị trùng với tên quốc lộ thì hãy kết hợp sử dụng cả tên đường đô thị và số hiệu quốc lệ.

- Tên, số hiệu đường bộ tham gia vào mạng lưới đường bộ trong khu vực, đường bộ quốc tế thì cần phải tuân thủ theo thỏa thuận giữa Việt Nam và quốc gia liên quan. Đường bộ kết nối vào mạng lưới trong khu vực hay đường bộ quốc tế thì cần phải sử dụng cả tên, số hiệu đường trong nước và tên, số hiệu đường khu vực, đường bộ quốc tế.

Từ những quy định trên, chúng ta tiếp tục dẫn chiếu đến Khoản 2 Điều 4 Nghị định 1/2010/NĐ-CP có đưa ra yêu cầu về việc đặt tên đường đô thị như sau:

- Số hiệu đường đô thị bao gồm có chữ viết tắt hệ thống đường đô thị (ĐĐT) và số tự nhiên được cách nhau bằng dấu chấm.

- Đặt tên đường đô thị theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc đặt tên, đổi tên đường phố cùng các công trình công cộng.

- Việc đặt tên và số hiệu đường bộ sẽ do các cơ quan có thẩm quyền phân loại đường bộ quyết định. Riêng với các loại đường đô thị, đường tỉnh thì việc đặt tên sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Một số câu hỏi thường gặp về hệ thống đường đô thị

1. Đường phố là gì?

Theo như quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định: “Đường phố cũng chính là đường đô thị, bao gồm lòng đường và hè phố”.

2. Đường ngoài đô thị là gì?

Trái ngược với đường đô thị, đường ngoài đô thị chính là đường KHÔNG nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị xã và cả thị trấn. Ví dụ các loại đường giao thông khác như đường cao tốc, quốc lộ,....

3. Những hành vi nào không được thực hiện trên đường đô thị?

Để đảm bảo an toàn và giữ gìn an ninh, trật tự trên hệ thống đường đô thị, mỗi người dân cần phải chấp hành và không được thực hiện những hành vi sau:

- Tụ tập đông người trái phép.

- Họp chợ, thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa.

- Thả rông súc vật ở ngoài đường.

- Đặt biển quảng cáo ngay trên mặt đất.

- Phơi thóc, lúa, rơm rạ hay các loại nông sản nói chung hoặc để vật khác gây ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông.

- Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc một số thiết bị khác gây ảnh hưởng đến tầm nhìn và sự tập trung của người điều khiển phương tiện đang lưu thông trên đường.

- Sử dụng các hành vi gây ra cản trở cho việc lưu thông trên đường.

- Các hành vi làm che khuất biển báo hiệu và hệ thống đèn tín hiệu giao thông.

- Xây, đặt bục hay các bệ trái phép trên đường phố.

- Đổ rác hoặc các chất phế thải xuống đường, trụ đèn tín hiệu và không đúng nơi quy định.


Hệ thống đường đô thị
 

Với những thông tin vừa được Sao Tháng Năm chia sẻ ở trên, chúng tôi hi vọng bạn đã nắm rõ về khái niệm đường đô thị là gì. Từ đây, mọi người có thể chấp hành tốt các quy định khi sử dụng đường đô thị để tránh bị vi phạm phạt tiền không mong muốn.

Tham khảo thêm:

Icon Sao Tháng Năm Cách đi ngã tư đèn xanh đèn đỏ đúng luật giao thông

Icon Sao Tháng Năm Biện pháp thi công trụ đèn tín hiệu giao thông đạt chuẩn

Icon Sao Tháng Năm Đèn đỏ có được rẽ phải không? Quy định và mức phạt thế nào?

Bài viết liên quan

Copyright © saothang5.com | Thiết Kế Website: Phương Nam Vina
0937333616