Nút giao thông hay còn được gọi là giao lộ, đó là nơi các tuyến đường giao nhau hoặc kết nối với nhau tạo thành nút thắt. Trong các đô thị và khu địa phương, vị trí nút giao thông thường được trang bị vòng xoay (hay còn gọi là bùng binh) để điều tiết dòng xe từ nhiều hướng khác nhau, tránh ùn tắc và tạo nên sự an toàn cho các phương tiện giao thông. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại nút giao thông thường gặp và vai trò quan trọng của chúng trong việc duy trì trật tự và an toàn trên đường phố tấp nập hiện nay nhé.
Hệ thống tuyến đường là mạng lưới liên kết các địa điểm quan trọng như thị trấn, thành phố, pháo đài và những đặc điểm địa lý vùng miền như sông ngòi. Khi các con đường giao nhau ở ngoại ô hoặc gần khu đô thị hiện tại, điều này thường dẫn đến sự hình thành của các khu định cư mới. Scotch Corner ở Anh là một ví dụ điển hình cho tình trạng này.
Ở Vương quốc Anh và nhiều quốc gia khác, việc đặt tên cho các điểm giao nhau đã trở thành một phong tục, giúp du khách dễ dàng tìm đường. Thông thường, các giao lộ được đặt tên theo tên của một doanh nghiệp nổi tiếng gần đó hoặc một điểm địa lý đáng chú ý.
Với sự gia tăng mật độ mạng lưới đường bộ và lưu lượng giao thông tăng cao, việc quản lý giao lộ để giảm thiểu sự chậm trễ và tăng cường an toàn trở nên cực kỳ quan trọng. Ngày nay, các quốc gia thường áp dụng nhiều biện pháp để điều tiết luồng xe cộ như lắp đặt các thiết bị kiểm soát giao thông, camera, biển báo dừng và đèn tín hiệu giao thông.
Ngoài ra, kiểm soát làn đường cũng trở nên quan trọng như nghiêm cấm hành vi đi ngược chiều, băng qua các làn đường hay những hành vi có thể gây nguy hiểm cho người xung quanh. Mặt khác, các thiết kế giao lộ tiên tiến kết hợp thông tin về lưu lượng giao thông, tốc độ di chuyển, ý định của người lái xe và các yếu tố khác nhằm tối ưu hóa hiệu suất và an toàn giao thông.
Để phân chia nút giao thông thành các loại khác nhau, người ta thường xác định liệu các con đường giao nhau có ở đó có cùng một cấp độ hay không. Thực tế, các con đường giao nhau ở nút giao thông sẽ được phân cấp thành các mức dựa theo chi phí đầu tư và sức chứa. Vậy nên con đường nào có chi phí đầu tư cùng sức chứa lớn hơn sẽ có mức cao hơn và đúng với trường hợp ngược lại.
Tại nút giao thông khác mức, các con đường có thể đi qua trên hoặc dưới nhau với hệ thống phân cách mức và đường nối. Thuật ngữ "nút giao đường cao tốc" hay "nút giao xa lộ" thường ám chỉ đến cách bố trí này và chúng có thể được phân chia thành các loại có hoặc không có điều khiển tín hiệu giao thông.
- Các nút giao có trụ đèn tín hiệu giao thông thường bao gồm các thiết kế "kim cương" như hình thoi phân kỳ, hình thoi ba cấp.
- Các loại khác bao gồm cầu vượt bên trái, cầu vượt rẽ ở giữa, đường vòng đơn và cầu vượt đô thị một điểm.
Các nút giao thông cùng mức cũng có thể được phân chia thành các loại có và không có điều khiển tín hiệu như sau:
- Các thiết kế có điều khiển tín hiệu bao gồm vạch dừng nâng cao, thắt nơ,giao lộ dòng chảy liên tục, giao lộ hình hộp, rẽ chữ U ở giữa, Green-T liên tục, rẽ móc câu, rộng gấp đôi, ghép nối, tung hứng, đường nối, mòng biển, chia đôi, góc phần tư và so le.
- Các thiết kế không có điều khiển tín hiệu bao gồm vòng xuyến hay bùng binh.
Căn cứ theo QCVN 07-4:2016/BXD thì tiêu chuẩn thiết kế nút giao thông đô thị đạt chuẩn được quy định như sau:
Để có thể nắm rõ hơn về nguyên tắc tổ chức nút giao nhau đường đô thị, bạn có thể tham khảo bảng loại hình giao nhau tại các đô thị đặc biệt và loại I dưới đây:
Các loại đường đô thị |
Đường cao tốc đô thị |
Đường trục chính đô thị, đường chính đô thị, đường liên khu vực |
Đường cấp khu vực đô thị (đường gom) |
Đường cấp nội bộ khu đô thị |
Đường cao tốc đô thị |
Khác mức |
Khác mức |
Khác mức |
Khác mức |
Đường trục chính đô thị, đường chính đô thị, đường liên khu vực |
Khác mức |
Cùng mức có đèn tín hiệu hoặc khác mức |
Cùng mức có đèn tín hiệu hoặc khác mức |
Khác mức |
Đường cấp khu vực đô thị (đường gom) |
Khác mức |
Cùng mức có đèn tín hiệu hoặc khác mức |
Cùng mức có đèn tín hiệu hoặc khác mức |
Cùng mức |
Đường cấp nội bộ khu đô thị |
Khác mức |
Khác mức |
Cùng mức |
Cùng mức |
Chú thích:
- Đường giao nhau khác mức có thể có hoặc không có các nhánh nối liên thông, phụ thuộc vào tổ chức của hệ thống giao thông.
- Ở các thành phố thuộc loại II trở xuống và những khu đô thị được cải tạo, việc chọn loại hình giao nhau phù hợp tùy thuộc vào điều kiện giao thông và điều kiện xây dựng cụ thể.
Với vai trò quan trọng trong việc điều tiết luồng xe cộ cũng như bảo đảm an toàn giao thông, yêu cầu đối với nút giao cùng mức đòi hỏi sự thiết kế và quản lý chặt chẽ, cụ thể như sau:
Tầm nhìn
- Đảm bảo rằng tài xế trên mọi nhánh đường dẫn vào nút giao đều có thể dễ dàng nhận biết sự hiện diện của nút và tín hiệu đèn cũng như biển báo liên quan từ cự ly được quy định.
- Tại các nút giao không có đèn tín hiệu giao thông hoặc không có biển báo dừng xe khi vào nút, cần đảm bảo tầm nhìn tối thiểu để dừng xe và trong phạm vi tam giác nhìn phải đảm bảo sự thông thoáng, không có chướng ngại vật làm giảm tầm nhìn của các nhánh đường vào nút..
- Nếu không thể đảm bảo tầm nhìn như trên thì cần có biển báo hạn chế tốc độ.
Góc giao
- Góc giao nhau giữa các đường dẫn vào nút phải gần như vuông góc.
- Nếu góc giao nhỏ hơn 60 độ thì cần có biện pháp để tăng góc giao.
Nút giao
- Phải đặt trên các đoạn đường thẳng nhưng trong trường hợp đặc biệt phải đặt ở đoạn đường cong thì bán kính đường cong phải lớn hơn bán kính tối thiểu không siêu cao.
- Phải đặt trên các đoạn đường có dốc thoải và không được đặt trên các đoạn đường có độ dốc lớn hơn 4%.
- Tránh đặt nút giao ngay sau đỉnh của đoạn đường cong vì có thể hạn chế tầm nhìn khi vào nút.
- Cần có hệ thống thoát nước và đảm bảo rằng nước mưa không chảy vào trung tâm của nút giao.
Tốc độ thiết kế nút giao cùng mức
- Luồng xe đi thẳng sẽ di chuyển với tốc độ thiết kế tương đương với tốc độ thiết kế của đoạn đường nằm ngoài nút.
- Đối với luồng xe rẽ phải và rẽ trái, tốc độ thiết kế phụ thuộc vào các điều kiện xây dựng cùng mật độ giao thông cụ thể. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp:
+ Luồng xe rẽ phải không được vượt quá 0,6 tốc độ thiết kế của đoạn đường ngoài nút.
+ Luồng xe rẽ trái không được vượt quá 0,4 tốc độ thiết kế của đoạn đường ngoài nút.
+ Tốc độ thiết kế tối thiểu không được dưới 15 km/h cho cả hai luồng rẽ (trái và phải).
- Riêng đối với đường khu vực trong điều kiện đặc biệt hoặc đường nội bộ thì có thể sử dụng bán kính theo bó vỉa ít nhất là 3 m tại các nút giao.
Đảo giao thông
- Các đảo tam giác và đảo giọt nước cần được thiết kế theo quỹ đạo di chuyển của xe khi rẽ.
- Đảo giao thông cần được đặt để thuận tiện cho các hướng xe ưu tiên và hướng dẫn các luồng xe chạy một cách rõ ràng, tránh gây tình trạng do dự cho lái xe.
Làn chuyển tốc
- Các làn chuyển tốc được đặt tại các vị trí nơi có xe muốn rẽ phải hoặc rẽ trái;
- Làn chuyển tốc được phân thành hai loại: làn tăng tốc (xe di chuyển từ một đoạn đường có tốc độ thấp sang một đoạn có tốc độ cao) và làn giảm tốc (xe di chuyển từ một đoạn đường có tốc độ cao sang một đoạn có tốc độ thấp).
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế cho làn chuyển tốc cần tuân thủ những quy định hiện hành về thiết kế đường đô thị, tuỳ thuộc vào vận tốc thiết kế như được quy định trong hướng dẫn kỹ thuật.
Tiêu chuẩn kỹ thuật cho các nhánh rẽ trong nút giao khác mức sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như bán kính tối thiểu, tốc độ thiết kế của các nhánh nối (nhánh rẽ), độ dài của đoạn chuyển tiếp, độ dốc tối đa, kích thước mặt cắt ngang. Bên cạnh đó, giới hạn về độ dốc tối đa của các nhánh rẽ cũng cần tuân thủ theo quy định được nêu chi tiết trong Bảng 1 của QCVN 07-4:2016/BXD.
Như đã nói ở trên, nút giao thông là nơi mà các con đường gặp nhau và có trách nhiệm đảm bảo cho các phương tiện giao thông có thể thay đổi hướng hoặc duy trì hành trình một cách trơn tru, an toàn và thuận tiện nhất. Tuy nhiên, có những nút giao thông phức tạp đến mức ngay cả những tài xế có kinh nghiệm cũng cảm thấy bối rối khi đi qua.
1. Porta Maggiore, Rome, Ý: tài xế gặp khó khăn để xác định hướng đi dưới cổng vòm và hệ thống đường ống dẫn nước có tuổi đời lên đến 2.000 năm. Đặc biệt, cảnh tượng trở nên hỗn độn hơn khi có sự xuất hiện của các chiếc xe điện và xe Vespa.
2. Giao lộ Gravelly Hill, Birmingham, Vương quốc Anh: với diện tích rộng 12 hecta, bao gồm 18 tuyến đường, trong đó có 4 km đường chống trơn trượt, giao lộ Gravelly Hill có tới 5 cấp độ đường khác nhau được xây dựng trên 559 cột bê tông với chiều cao lên đến 24,4 m. Ngoài ra dưới mặt đường oto còn có 21,7 km đường sắt, 2 con sông và 3 kênh.
3. Nút giao thông Judge Harry Pregerson, Los Angeles, Mỹ: đây là một trong những nút giao thông đường bộ phức tạp nhất không chỉ ở Mỹ mà trên thế giới với 34 đường đan xen nhau trên 5 cấp độ, cao 40m, bao gồm một tuyến đường tàu điện ngầm và một tuyến đường xe buýt.
4. Nút giao thông Sagamihara - Kanagawa, Nhật Bản: đây là nút giao thông phức tạp nhất tại Nhật Bản. Nó không giống như một con đường bình thường mà trông giống như một đường đua. Để rẽ đúng hướng, bạn cần phải đi vài vòng và có thể dễ dàng bị lạc hướng.
5. Nút giao thông Springfield, Springfield, Virginia, Mỹ: đây là nơi giao cắt giữa các đường xalộ I-395, I-95 và I-495 (Capital Beltway) và là một trong những điểm nóng thường xảy ra tai nạn giao thông trên vành đai xung quanh thủ đô nước Mỹ (Capital Beltway) với lưu lượng 430.000 xe / ngày .
6. Cầu Nanpu, Thượng Hải, Trung Quốc: với thiết kế hình xoáy ốc độc đáo, cầu này chia lưu lượng giao thông thành 3 luồng khác nhau. Sau khi hoàn thành và đưa vào lưu thông, mỗi ngày có khoảng 14.000 - 17.000 lượt xe cộ qua lại và Nanpu trở thành cây cầu nhộn nhịp nhất Trung Quốc.
7. Khải hoàn môn, Paris, Pháp: đây là nút giao thông hội tụ của 12 con đường, trong đó có Champs-Elysees - đại lộ chính của thủ đô Pháp. Tình trạng giao thông xung quanh Khải hoàn môn rối ren đến mức khiến người ta liên tưởng đến những con đường tấp nập ở Đông Nam Á.
8. Puxi Viaduct, Thượng Hải, Trung Quốc: với hàng ngàn xe qua lại mỗi giờ và trên 6 cấp cầu, Puxi Viaduct được đánh giá là một trong những nút giao thông phức tạp nhất ở châu Á và trên thế giới.
9. Vòng xuyến Magic Roundabout, Swindon, Anh: với 5 vòng xuyến nhỏ nằm bên ngoài vận hành theo chiều kim đồng hồ và một vòng xuyến lớn ở trung tâm vận hành theo chiều ngược lại, Magic Roundabout gây lo lắng cho bất kỳ tài xế nào khi đi qua.
10. Nút giao thông Shibuya, Tokyo, Nhật Bản: điểm đáng e ngại của nút này là sự xuất hiện của hàng nghìn người đi bộ và một lượng phương tiện khổng lồ mỗi giờ. Đây có lẽ là một trong những nơi đông đúc nhất thế giới, không chỉ về số lượng phương tiện mà còn về số người đi bộ.
Như vậy qua những nội dung mà Sao Tháng Năm - Đơn vị cung cấp đèn giao thông chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ nút giao thông là gì hay giao lộ là gì cũng như các loại nút giao thông thường gặp hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích và nhận thức chính xác về an toàn giao thông, đồng thời hiểu rõ hơn về cách hoạt động và cấu trúc của các điểm giao cắt quan trọng trên đường phố.
Tham khảo thêm:
Hé lộ 12 phương tiện giao thông trong tương lai gần
Văn hóa giao thông là gì? Thực trạng và biện pháp xây dựng
Giao thông xanh là gì? Những điều cần biết về giao thông xanh