Biển báo giao nhau với đường không ưu tiên là một trong những loại biển báo quan trọng không thể thiếu trong hệ thống biển báo giao thông. Nó được sử dụng để cảnh báo, hướng dẫn các phương tiện khi đi qua nút giao thông có đường ưu tiên và đường không ưu tiên cắt nhau. Vậy cụ thể thì các loại biển báo giao nhau với đường không ưu tiên là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé.
Dựa trên quy chuẩn 41:2019/BGTVT, biển báo giao nhau với đường không ưu tiên hiện nay được ký hiệu là biển số W.207. Đây là biển số thuộc nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo, nó có giá trị hiệu lệnh đối với các làn đường thuộc chiều xe chạy.
Biển số này được ký hiệu thành các biển W.207a, W.207b, W.207c, W.207d, W.207e, W.207f, W.207g, W.207h, W.207i, W.207k và W.207l. Đặc điểm của các loại biển báo giao thông này là nó có dạng hình tam giác đều với ba đỉnh lượn tròn, viền bên ngoài màu đỏ và nền trong màu vàng, có hình vẽ màu đen ở trên.
Với từng vị trí được lắp đặt, biển báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên sẽ có ý nghĩa cụ thể như sau:
- Biển báo giao nhau với đường không ưu tiên nếu như được lắp đặt trên đường ưu tiên thì chúng sẽ có vai trò thông báo cho người điều khiển sắp đến khu vực giao nhau với đường không ưu tiên. Tùy thuộc vào hình dạng nơi giao nhau và hướng đường ưu tiên mà chúng sẽ được bố trí các loại biển báo W.207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l) cụ thể.
- Nếu như biển giao nhau với đường không ưu tiên được lắp đặt tại trục đường chính thì tức là nó sẽ báo hiệu sắp đến đoạn đường giao nhau với các hẻm, ngõ, ngách hay vị trí tương tự.
- Các phương tiện khi tham gia giao thông nếu thấy có biển báo giao nhau với đường không ưu tiên thì sẽ được quyền di chuyển qua nơi giao nhau trước, chỉ ngoại trừ trường hợp đối với các xe thuộc quyền ưu tiên như: xe cứu hỏa đi làm nhiệm vụ; xe công an, quân sự có đoàn xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê, xe khắc phục thiên tai, dịch bệnh đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe tang.
- Với các xe đi từ đường không ưu tiên hay phương tiện đi từ đường nhánh sẽ cần phải nhường đường cho các phương tiện đi trên đoạn đường có biển giao nhau với đường không ưu tiên.
Khi gặp biển báo giao nhau với đường không ưu tiên, những người điều khiển phương tiện ngoài việc chấp hành theo quy định của biển hiệu thì cần phải chú ý đến những quy tắc sau:
- Giảm tốc độ và chuẩn bị dừng lại nếu có phương tiện ưu tiên từ bất kỳ hướng nào.
- Để quan sát và đảm bảo an toàn khi đi vào nút giao thông, đặc biệt là khi có nhiều ngã rẽ.
- Nếu muốn đi thẳng hoặc rẽ trái, phải đảm bảo quyền ưu tiên cho các phương tiện giao thông từ bên phải.
- Nếu điều kiện an toàn, có thể cho xe đi lùi để nhường đường cho phương tiện ưu tiên từ phía sau.
- Không được vượt qua các phương tiện khác trong nút giao thông.
- Ngoài ra, tài xế cũng cần tuân thủ các quy tắc giao thông chung như không vi phạm tốc độ, giữ khoảng cách an toàn và chỉ được rẽ trái khi có đủ điều kiện an toàn.
Tần suất xuất hiện của các loại đèn giao thông đôi khi còn nhiều hơn ở thành phố, đô thị lớn so với các loại biển báo. Chính vì vậy việc nắm chắc các ý nghĩa của nó cũng là điều cực kỳ quan trọng. Cùng tìm thêm tại đây.
Theo như quy định tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), đối với những hành vi không tuân thủ biển báo giao nhau với đường ưu tiên sẽ bị phạt như sau:
- Đối với xe ô tô: phạt tiền từ 800.000 - 1 triệu đồng. Trong trường hợp để xảy ra tai nạn sẽ bị tước Giấy phép lái xe từ 02 tháng - 04 tháng.
- Đối với xe máy: phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng. Nếu người điều khiển để xảy ra tai nạn thì sẽ bị tước Giấy phép lái xe từ 02 tháng - 04 tháng.
- Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo: phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng. Đối với những hành vi gây ra tai nạn thì người điều khiển sẽ bị tước Giấy phép lái xe (đối với máy kéo) và bị tước Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (đối với xe máy chuyên dùng) trong vòng từ 02 tháng - 04 tháng.
- Đối với xe đạp, xe đạp máy (bao gồm cả xe đạp điện): phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng đối với những hành vi điều khiển phương tiện bị vi phạm.
Vậy nên, việc nắm rõ ý nghĩa của các loại biển báo giao nhau với đường không ưu tiên để tránh vi phạm chính là cần thiết nhằm giúp bạn đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người tham gia giao thông khác.
Trên đây là những thông tin về các loại biển báo giao nhau với đường không ưu tiên mà Sao Tháng Năm muốn chia sẻ. Hi vọng từ bài viết này, bạn sẽ tiếp thu cho mình thêm nhiều thông tin hữu ích về các loại biển báo khi tham gia giao thông đường bộ, từ đó thực hiện theo như quy định và chấp hành một cách hiệu quả, an toàn.
Tham khảo thêm:
Hành lang đường bộ và những quy định cần biết