Giao thông là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Trong đó, viêc đi lại hay vận chuyển hàng hóa và dịch vụ là những hoạt động cần thiết để duy trì sự phát triển của xã hội. Vì vậy, việc tham gia giao thông đúng cách và tuân thủ các quy định về an toàn giao thông là rất quan trọng. Vậy tham gia giao thông là gì? Cùng chúng tôi làm rõ khái niệm này cũng như những quy định khi tham gia giao thông trong bài viết dưới đây nhé.
Tham gia giao thông là hoạt động của những người tham gia giao thông, điều khiển các phương tiện thực hiện theo các quy định nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và mọi người. Đây là một hoạt động có tính chất công cộng, ảnh hưởng đến sự an toàn và trật tự giao thông của cả cộng đồng.
Theo quy định của Pháp luật, đối tượng được tham gia giao thông bao gồm người tham gia giao thông và phương tiện tham gia giao thông. Cụ thể:
Người tham gia giao thông bao gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ. Họ có trách nhiệm tuân thủ các quy định về giao thông và đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Bao gồm:
- Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ: những người tham gia giao thông đường bộ này là các đối tượng trực tiếp điều khiển phương tiện. Nhiệm vụ của những người này đó là phải cần có kỹ năng lái xe tốt, hiểu rõ về luật lệ giao thông và luôn tuân thủ các quy định để tránh tai nạn và xảy ra tình huống nguy hiểm.
- Người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ: đây là người không trực tiếp điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ nhưng lại sử dụng phương tiện đó. Ví dụ như: người ngồi trên xe khách, người ngồi sau người lái xe máy hoặc người đi trên ô tô,....
- Người điều khiển, dẫn dắt súc vật: người tham gia giao thông trong trường hợp này là người trực tiếp điều khiển, dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ. Đây là nhóm đối tượng có tính chất đặc biệt và cần tham gia giao thông đúng luật để đảm bảo an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông khác.
- Người đi bộ trên đường bộ: hiểu đơn giản đó chính là những người đang đi bộ trên đường và họ cũng có trách nhiệm trong việc di chuyển để tham gia giao thông an toàn.
Dựa theo khoản 21 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định, các phương tiện tham gia giao thông đường bộ bao gồm:
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: xe ô tô; máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe gắn máy (bao gồm xe máy điện) cùng các loại xe tương tự.
- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ: xe đạp; xe đạp máy; xe súc vật kéo; xe lăn; xe xích lô và các loại xe tương tự.
- Xe máy chuyên dùng: xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp; xe máy thi công và các loại xe đặc chủng sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng,....
Hiện nay, tình trạng giao thông tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và vi phạm luật giao thông vẫn diễn ra thường ngày và gây lo lắng cho người đi dường. Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải thì trong năm 2020, đã có hơn 18.000 vụ tai nạn giao thông xảy ra trên toàn quốc, hậu quả là làm chết hơn 8.600 người và bị thương hơn 13.000 người.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó là do sự thiếu hiểu biết và không tuân thủ theo các quy định về giao thông của người tham gia giao thông. Khi di chuyển trên đường, không khó để chúng ta bắt gặp nhiều người vẫn còn tự ý điều khiển xe máy không đúng quy định, không đội mũ bảo hiểm hay vi phạm tốc độ giới hạn. Điều này chính là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông và ảnh hưởng đến an toàn của mọi người.
Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chúng ta cần tuân thủ các quy định và có ý thức về trách nhiệm của mình trong việc tham gia giao thông. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý khi tham gia giao thông:
Thứ nhất: Đối với người tham gia giao thông đường bộ sẽ cần phải tuân thủ theo các quy tắc sau để tham gia giao thông đúng luật, cụ thể:
- Tuân thủ luật giao thông đường bộ và các quy định liên quan.
- Điều khiển phương tiện an toàn, không vi phạm tốc độ giới hạn và đảm bảo sự an toàn cho bản thân và người khác.
- Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
- Không uống rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích khi tham gia giao thông.
- Tôn trọng và tuân thủ hướng dẫn của cảnh sát giao thông, người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu giao thông đường bộ.
Thứ hai: Đối với phương tiện tham gia giao thông thì người chủ sở hữu sẽ cần phải đáp ứng các yêu cầu sau để tham gia giao thông an toàn, cụ thể:
- Đảm bảo chất lượng và an toàn của phương tiện.
- Đăng ký và kiểm định định kỳ đối với các loại phương tiện yêu cầu.
- Đảm bảo đủ ánh sáng và tín hiệu để di chuyển trên đường.
- Không vận chuyển hàng hóa cấm hoặc vượt quá trọng tải cho phép.
Ngoài việc tuân thủ theo các quy định, mỗi người chúng ta khi tham gia giao thông cũng cần phải có ý thức về văn hóa giao thông, tôn trọng nhau và giữ gìn trật tự, an ninh khi di chuyển trên đường nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.
Như vậy, với những thông tin vừa được Sao Tháng Năm chia sẻ thì bạn đã hiểu được về những quy định khi tham gia giao thông rồi đúng không? Vậy nên, mỗi người khi tham gia giao thông cùng các phương tiện tham gia giao thông cần tuân thủ các quy định, cũng như có ý thức để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh. Chỉ khi mỗi người chúng ta đóng góp vào việc duy trì trật tự và an toàn giao thông, chúng ta mới có thể có một môi trường giao thông an toàn và thuận lợi. Hãy cùng nhau thực hiện và tuân thủ các quy định về giao thông để xây dựng một xã hội phát triển và bền vững nhé.
Tham khảo thêm:
Biện pháp thi công trụ đèn tín hiệu giao thông đạt chuẩn
Lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông bị xử phạt thế nào?
Biển báo giao thông là gì? Các loại biển báo giao thông phổ biến