Trong kết cấu hạ tầng giao thông, ngoài hệ thống biển báo đường bộ, các loại dải phân cách và sơn kẻ vạch đường thì hộ lan cũng là một phần quan trọng của công tác đảm bảo an toàn giao thông. Đặc biệt, tại những khu vực như đường quốc lộ, cao tốc hoặc các tuyến đường thường xuyên xảy ra tai nạn, việc lựa chọn và lắp đặt hộ lan trở nên vô cùng cần thiết. Vậy hộ lan là gì? Công cụ và cấu tạo ra sao? Hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết về lan can hộ lan trong nội dung dưới đây nhé.
Hộ lan là một dạng lan can bảo vệ, được làm bằng kim loại và đặt dọc theo các mép đường nhằm ngăn người tham gia giao thông chạy ra khỏi lòng đường. Thông thường, lan can này sẽ được sử dụng để bảo vệ người lái xe ô tô khỏi việc rơi xuống dốc hoặc tránh đụng trúng các vật thể như cây cối hay cột cầu ở phía ngoài lòng đường, từ đó ngăn chặn những va chạm có thể gây thương tích nặng và nguy hiểm cho tính mạng. Nói cách khác, hệ thống hộ lan sẽ hấp thụ năng lượng từ va chạm và định hình lại hướng đi của xe và đưa nó trở lại đường an toàn để dừng lại.
Với vai trò quan trọng trong kết cấu giao thông thì lan can hộ lan mang lại những công dụng hữu ích như sau:
- Đặt và lắp đặt hộ lan ở các vị trí chiến lược hoặc trên các tuyến đường chính nhằm tăng cường cảm giác an toàn cho các phương tiện khi di chuyển qua khu vực đó.
- Trong tình huống nguy hiểm, đặc biệt là với xe tải hay container, thanh hộ lan có khả năng ngăn chặn và giảm thiểu xung lực cũng như tốc độ khi có va chạm mạnh, từ đó hạn chế thiệt hại xuống mức thấp nhất.
- Về độ bền và tuổi thọ, mặc dù thanh hộ lan phải đối mặt với các tác nhân bên ngoài như thời tiết cũng với va chạm nhưng sản phẩm vẫn duy trì tuổi thọ lâu dài, thường lên đến 10 đến 30 năm. Điều này giúp tiết kiệm chi phí đầu tư trong quá trình xây dựng các dự án giao thông.
Hiện nay, có nhiều loại hộ lan khác nhau, tuy nhiên thì trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về ba loại phổ biến nhất, bao gồm: hộ lan mềm, hộ lan cứng và hộ lan bánh xoay.
Hộ lan mềm hay còn được biết đến với nhiều tên gọi như hộ lan tôn sóng, hộ lan tôn lượn sóng hoặc tường hộ lan mềm. Đây là một hệ thống bao gồm cột sóng, tấm sóng và hai thanh đầu, cuối. Công dụng là giữ cho các phương tiện không lệch khỏi hướng trên đường di chuyển. Tôn hộ lan thường được sản xuất từ vật liệu thép và áp dụng các kỹ thuật khác nhau như mạ kẽm (độ bền 15 năm), mạ điện phân (độ bền 5 năm), sơn tĩnh điện (cho điều kiện trong nhà) hoặc sơn trắng đỏ (dành cho đường đèo). Kích cỡ của tấm sóng cũng thay đổi tùy thuộc vào địa hình lắp đặt, cụ thể:
- Tấm sóng 3320mm khi bước cột là 3000mm.
- Tấm sóng 2320mm khi bước cột là 2000mm.
- Tấm sóng dài 6320mm và 4320mm thường được sử dụng với một cột ở giữa.
Hộ lan cứng hay lan can phòng hộ cứng, là một loại phòng hộ được xây dựng từ bê tông cốt thép hoặc kết cấu với độ cứng tương tự nhằm ngăn chặn xe đâm xuyên qua chiều đường ngược lại gây nguy hiểm. Loại hộ lan này thường được sử dụng ở các đoạn đường chạy với tốc độ cao, dải phân cách cố định có bề rộng hẹp, đặc biệt là những nơi có nhiều xe tải và xe buýt.
Hộ lan bánh xoay (Rolling guardrail) là một loại lan can bảo vệ kết hợp giữa thùng quay làm từ đồng polyme hấp thụ năng lượng Ethylene-vinyl acetate (EVA) và lan can bằng thép độc quyền. Điều này tạo ra một giải pháp rào chắn ven đường và dải phân cách an toàn, đồng thời hấp thụ năng lượng hiệu quả.
Hộ lan được thiết kế với hình dạng trụ đứng, tạo nên sự mạnh mẽ, chắc chắn cho đường giao thông. Cấu trúc của lan can hộ lan bao gồm ba phần chính:
- Thanh chắn hấp thụ lực va chạm mạnh và có khả năng chuyển hướng xe, giúp bảo vệ xe khỏi va chạm với các vật cản.
- Thanh chắn bảo vệ thường được làm bằng gỗ hoặc vật liệu composite, có chiều sâu khoảng 8 inch, đặt giữa thanh chắn hấp thụ và trụ đứng.
- Trụ ray bảo vệ làm từ gỗ hoặc thép, chịu trách nhiệm bảo vệ toàn bộ hệ thống và duy trì sự ổn định của lan can hộ lan.
Không khó để bạn bắt gặp những đoạn đường được trang bị lan can hộ lan bảo vệ và chúng thường xuất hiện ở các vị trí như:
- Tại các trạm thu phí.
- Trên các tuyến đường cao tốc, quốc lộ,....
- Hai bên lề đường hoặc trung tâm của đường.
- Trên các đoạn đường cong, đèo nguy hiểm,....
- Ở những vị trí nơi lề đường cao hơn 3m.
Để đạt được một hệ thống hộ lan hiệu quả, chúng ta cần tuân thủ quy trình thi công đạt chuẩn với các bước tuần tự như sau:
Trước khi bắt đầu công việc, việc chuẩn bị là một bước quan trọng để đảm bảo sự chính xác và an toàn trong quá trình thi công lan can hộ lan. Các công tác chuẩn bị cần thiết gồm:
- Cần có bản vẽ mặt bằng chi tiết cho khu vực cần đóng cọc để xác định đúng vị trí và số lượng cần thiết.
- Kiểm tra trục thép tròn tôn sóng trước khi thi công, đảm bảo rằng chúng đã qua quá trình kiểm nghiệm với kết quả đầy đủ.
- Thiết bị đóng cọc cần có hồ sơ kỹ thuật đính kèm.
- Các chỉ dẫn kỹ thuật theo quy định của trụ hộ lan khác có liên quan.
Quá trình hạ trụ đóng một vai trò quan trọng trong đảm bảo sự ổn định và an toàn cho hệ thống lan can hộ lan với các bước thực hiện bao gồm:
- Kiểm tra sự ổn định và cân bằng của thiết bị đóng trụ:
+ Mặt bằng công tác của sàn máy cần đảm bảo tiếp xúc hoặc song song với mặt bằng thi công.
+ Thiết bị đóng trụ phải được đặt vuông góc với mặt phẳng công tác và độ nghiêng không vượt quá 0.5%.
+ Tiến hành chạy thử máy trước để kiểm tra tính ổn định và an toàn.
- Đánh dấu bằng sơn dọc theo chiều dài trụ hộ lan với khoảng cách 50cm từ chân đến đầu.
- Đóng trụ cho đến khi đạt đến chiều sâu quy định trên bản vẽ.
- Trong quá trình đóng trụ, cần dùng búa để cố định trụ và thân cọc, đồng thời sử dụng nêm chèn của khung để cố định trụ nếu đóng trụ qua khung dẫn hướng.
- Nếu phát hiện vật liệu đầu trụ bị hư hại thì hãy kiểm tra vị trí của cần và trụ. Sau đó ghi lại số trụ và thực hiện biện pháp xử lý cũng như lập kế hoạch để kịp thời thay thế trụ bị hư hỏng.
Sau khi đã đóng cọc thì bước tiếp theo cận thực hiện để hoàn tất công việc thi công sẽ bao gồm:
- Sử dụng ô tô để chuyển đến các thành phần như tấm hộ lan, bản đệm,... đến vị trí chuẩn bị lắp đặt.
- Gắn bản đệm lên cột hộ lan bằng bu-lông M20, đảm bảo sự ổn định và không xê dịch.
- Thực hiện việc lắp đặt tấm tôn hộ lan bằng bu-lông M16 để giữ chặt trên bản đệm.
- Lắp đặt và điều chỉnh toàn bộ tôn hộ lan để đảm bảo sự đồng đều về ứng suất dọc suốt chiều dài của hệ thống.
- Tiến hành kiểm tra và làm sạch mặt bằng, đồng thời đảm bảo việc vận chuyển cũng như xử lý vật liệu thải theo đúng quy định.
- Hoàn tất bước nghiệm thu và hoàn thiện công tác thi công hệ thống hộ lan.
Như vậy qua bài viết này, Sao Tháng Năm đã chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về lan can hộ lan - một thành phần quan trọng trong kết cấu hạ tầng giao thông. Với nhiều lợi ích vượt trội, việc lựa chọn hộ lan cho các tuyến đường giao thông không chỉ là một quyết định tối ưu chi phí mà còn mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ an toàn cho những đối tượng tham gia giao thông.
Tham khảo thêm:
Các mẫu đèn tín hiệu giao thông đường bộ
Trụ đèn tín hiệu giao thông | Mẫu mã, Báo giá, Ứng dụng
Cọc tiêu giao thông là gì? Đặc điểm, công dụng, phân loại