Trong quá trình tham gia giao thông hằng ngày, có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại các ngã ba, ngã tư,... Tuy nhiên, đèn tín hiệu đường sắt có lẽ vẫn là một cái tên mơ hồ đối với nhiều người. Vì vậy mà trong bài viết này, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về hệ thống đèn tín hiệu đường sắt tại nước ta như thế nào nhé.
Cùng với các loại biển báo và mốc hiệu, đèn tín hiệu giao thông đường sắt đã được lắp đặt khắp nơi trên các tuyến đường sắt để đưa ra cảnh báo cho tàu trưởng về đoạn đường phía trước. Tàu trưởng lúc này sẽ tiến hành ghi nhớ tín hiệu và phân tích cảnh báo của nó để có thể đưa ra các quyết định xử lý phù hợp. Hiện nay, hệ thống đèn tín hiệu đường sắt bao gồm có đèn tín hiệu cố định được đặt trên đường, biển báo hay mốc hiệu của nhân viên đường sắt.
Vào thời gian đầu, đèn tín hiệu đường sắt chỉ hiển thị yêu cầu đơn giản là dừng hoặc một vài chỉ dẫn. Khi mật độ giao thông đường sắt ngày càng dày đặc hơn, việc hiển thị thông tin này đã dần bộc lộ nhiều khuyết điểm và hệ thống đèn tín hiệu bổ sung đã được thêm vào. Lúc này, hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường sắt sẽ được dùng để biểu thị cho những trạng thái dưới đây:
- Điểm được thiết lập chính xác.
- Phía trước đường không có bất kỳ trở ngại nào, tàu trưởng có thể cho tàu lưu thông với vận tốc theo quy định.
- Hướng ghi (đường thẳng, rẽ hay cần tránh tàu nào ở phía trước).
- Yêu cầu giảm tốc độ hoặc dừng lại.
- Trạng thái của tín hiệu giao thông tiếp theo.
Tín hiệu đường sắt là hệ thống quan trọng không chỉ để hướng dẫn và cảnh báo cho tàu trưởng và nhân viên đường sắt, mà còn để đảm bảo an toàn và ổn định cho mọi hành khách và hàng hóa trên tàu. Các vị trí cụ thể mà trụ đèn tín hiệu giao thông dành cho đường sắt được đặt bao gồm:
- Tàu chuẩn bị đi vào ga.
- Trước một số tín hiệu khác.
- Ở những điểm trước các đoạn đường có khả năng di chuyển, như các điểm, công tắc hoặc cầu xoay.
- Trước các đoạn giao nhau đồng mức hoặc với các đường ray khác.
- Tại một công tắc hay khu vực quay tàu.
- Trước các đoạn đường cảnh báo nguy hiểm, hoặc khu vực mà tàu có khả năng bất chợt bị dừng đột ngột.
Đèn tín hiệu và chuông điện trong giao thông đường sắt được quy định theo Điều 23 của Thông tư 62/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải như sau:
1. Trên các đoạn đường ngang có người gác và đoạn đường ngang được cảnh báo tự động, cần phải trang bị đèn tín hiệu và chuông điện trên đường bộ.
2. Đèn tín hiệu và chuông điện (trừ khi đường bộ giao cắt đường bộ chạy song song với đường sắt) thì sẽ cần được đặt trước chắn đường bộ (hoặc gắn trực tiếp vào trụ chắn đường bộ), hoặc cách ray ngoài cùng ít nhất 6 mét. Lưu ý là trong mọi trường hợp, đèn tín hiệu phải được đặt tại vị trí không bị che khuất.
3. Yêu cầu đối với đèn tín hiệu
a) Khác với đèn tín hiệu giao thông đường bộ, đèn tín hiệu đường sắt phải bao gồm hai đèn đỏ được đặt ngang nhau. Hai đèn này sẽ thay phiên nhau nhấp nháy khi được bật sáng. Khi có tàu sắp đến đoạn đường ngang, đèn tín hiệu sẽ tự động bật sáng với cảnh báo cấm đi lại qua đường ngang. Sau khi tàu qua hết đoạn đường ngang và chắn đường đã mở hoàn toàn, đèn tín hiệu sẽ tự động tắt và cho phép việc đi lại trên đường bộ trở lại như bình thường.
b) Thời điểm đèn tín hiệu được bật sáng cần phải đảm bảo thời gian trước khi tàu đến đoạn đường ngang ít nhất như sau:
- 60 giây khi sử dụng đèn tín hiệu tự động (cho các đoạn đường ngang có tín hiệu cảnh báo tự động).
- 90 giây khi sử dụng đèn tín hiệu tự động và chắn đường bộ không tự động.
- 120 giây khi sử dụng đèn tín hiệu không tự động.
c) Độ sáng và góc phát sáng của đèn tín hiệu phải đảm bảo để người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có thể nhìn thấy từ khoảng cách ít nhất 100 mét. Ngoài ra thì ánh sáng màu đỏ của đèn tín hiệu không được phản chiếu về phía đường sắt.
4. Yêu cầu về chuông điện: Chuông phải kêu khi tàu tiến đến gần đoạn đường ngang và chỉ tắt khi thanh chắn đã đóng hoàn toàn. Độ ồn của chuông khi kêu tại vị trí cách xa 15 mét, độ cao 1,2 mét so với mặt đất phải dao động từ 90 đến 115 đề cibel để đảm bảo người tham gia giao thông có thể nghe thấy rõ.
5. Yêu cầu về hoạt động của đèn báo hiệu tại đoạn đường ngang đã được quy định trong Điều 6 của Thông tư 08/2014/TT-BGTVT. Quy định này giúp cung cấp các thông tin để hỗ trợ an toàn tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt dựa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Tại các điểm giao nhau giữa đường bộ và đường sắt, các thiết bị như đèn báo hiệu và chuông điện thường được lắp đặt để đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia giao thông. Việc lắp đặt các thiết bị này phải tuân thủ các quy định như sau:
- Đặt trước chắn đường bộ hoặc cách ray ngoài cùng ít nhất 6m.
- Đèn tín hiệu phải đặt tại vị trí dễ nhìn thấy cho người tham gia giao thông và không bị che khuất bởi các vật cản.
Ngoài ra, yêu cầu đối với đèn tín hiệu cũng được quy định cụ thể hơn về cách đặt, thời điểm hoạt động, độ sáng, góc sáng của đèn tín hiệu để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho mọi người tham gia giao thông.
Đối với chuông điện, việc hoạt động phải tuân theo quy định như sau: Khi tàu sắt tiến đến gần đoạn đường ngang, chuông điện phải kêu và đón lại dần cho đến khi đường ngang được chắn hoàn toàn. Khi chuông kêu và hàng rào di chuyển, điều này cũng đồng nghĩa với việc các phương tiện tham gia giao thông phải dừng lại ở vạch chỉ đường.
Trên đây là những thông tin về hệ thống đèn tín hiệu đường sắt mà Sao Tháng Năm muốn chia sẻ đến bạn. Hi vọng từ bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Tham khảo thêm:
Các loại biển báo giao thông hình tam giác bạn cần ghi nhớ
Lịch sử ra đời của cột đèn giao thông và những sự thật thú vị
Biển báo giao thông là gì? Các loại biển báo giao thông phổ biến