Lòng đường là gì? Quy định Pháp luật về lòng đường đô thị

Ngày đăng: 16-01-2024 01:38:36

Lòng đường là gì? Để có thể hiểu thêm về khái niệm lòng đường đô thị cùng các quy định xử phạt đối với hành vi lấn chiếm lòng lề đường, Sao Tháng Năm mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết hôm nay nhé!


Lòng đường là gì? Quy định Pháp luật về lòng đường đô thị
 

Lòng đường là gì?

Dựa theo tiểu mục 4 của Mục II phần 1 thuộc Thông tư 04/2008/TT-BXD có quy định về lòng đường như sau:

Lòng đường chính là một bộ phận của đường đô thị và được giới hạn phía trong của hai bên bó vỉa. Chúng có thể được bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến trong trường hợp cần thiết.

Các nguyên tắc cần nắm trong quản lý lòng đường đô thị

Nguyên tắc quản lý lòng đường đô thị được quy định theo Mục III phần 1 của Thông tư 04/2008/TT-BXD với các điều khoản dưới đây:

- Đường đô thị là một bộ phận của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị do Nhà nước thống nhất quản lý, đồng thời phân cấp quản lý.

- Bảo đảm vỉa hè và lòng đường luôn được thông suốt cho các loại phương tiện giao thông thô sơ, cơ giới.

- Khi tiến hành sử dụng hoặc tạm thời sử dụng một phần của lòng đường đô thị vào trong mục đích khác thì cần phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cũng như triển khai giải pháp để tránh gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, mỹ quan đô thị và môi trường.

- Đường nằm ngoài phạm vi nội thị, nội thành nhưng lại nằm trong ranh giới của khu đô thị, khu đô thị mới hay đô thị mới sẽ được thống nhất quản lý giống như đường đô thị.


Lòng đường
 

Quy định khi sử dụng lòng đường làm nơi để xe

Căn cứ theo tiểu mục 8 Mục IV Phần 2 Thông tư 04/2008/TT-BXD, việc sử dụng lòng đường làm nơi để xe sẽ cần phải tuân thủ theo những quy định sau:

- Yêu cầu về chiều rộng lòng đường:

+ Đối với đường hai chiều: Nếu lòng đường đạt tối thiểu là 10.5m thì cho phép các phương tiện được đậu một bên, còn lòng đường có phạm vi tối thiểu là 14.0m thì xe được để hai bên.

+ Đối với đường một chiều: Lòng đường cần phải có kích thước tối thiểu 7.5m thì các xe mới được phép đậu ở bên phải hướng của chiều xe chạy.

- Việc đậu xe không được gây cản trở cho các phương tiện giao thông, không làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và những hoạt động bình thường của hộ gia đình, tổ chức ở hai bên đường.

- Phù hợp với quy hoạch bến, bãi đỗ xe được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Uỷ ban nhân dân dựa trên phân cấp quản lý sẽ có nghĩa vụ thiết lập, thẩm định và phê duyệt những quy hoạch tại bãi đỗ xe trên địa bàn quản lý.

- Khi sử dụng lòng đường đô thị để làm khu vực đậu xe công cộng có thu phí thì phải ưu tiên với các cá nhân, hộ gia đình và tổ chức có quyền sử dụng hợp pháp nhà cửa, công trình xây dựng dọc tuyến đường đó cho việc thuê chỗ đậu xe ngay tại vị trí liền kề với nhà, công trình.

Như thế nào là lấn chiếm lòng lề đường?

Dựa theo điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các hành vi lấn chiếm lòng đường thường phổ biến nhất hiện nay gồm có:

- Buôn bán nhỏ lẻ, bán hàng rong trên lòng đường đô thị nơi có biển cấm bán hàng. Buôn bán trên vỉa hè tại các tuyến đường nơi có quy định cấm bán hàng.

- Phơi thóc, lúa, các loại nông, lâm và thủy hải sản trên đường bộ.

- Bày bán hàng hóa, đặt tại những vật liệu xây dựng tại các dải phân cách ngay chính giữa của đường đôi.

- Trong phạm vi đất dành cho người đi bộ ở đoạn đường ngoài đô thị thì lại bày bán hàng hóa, họp chợ,....


Lòng đường là gì?
 

Mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm lòng lề đường

Đối với những lỗi lấn chiếm lòng lề đường phổ biến như hiện nay, đó đều được xem là hành vi vi phạm pháp luật và những trường hợp này sẽ bị xử phạt hành chính dựa trên Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

- Thứ nhất: các cá nhân bị phạt từ 100.000 - 200.000 VNĐ, tổ chức sẽ bị phạt từ 200.000 - 400.000 VNĐ nếu có hành vi bán hàng rong, bán hàng nhỏ lẻ sai quy định trên lòng lề đường, cụ thể:

+ Bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc; rửa xe; kinh doanh dịch vụ ăn uống; treo biển hiệu, biển quảng cáo; họp chợ; xây, đặt bục bệ; làm mái che;... cùng một số hành vi khác gây cản trở giao thông.

+ Các loại thiết bị, máy móc, vật tư và vật liệu xây dựng được bày bán, gia công hàng hóa.

- Thứ hai: cá nhân bị phạt từ 2 - 3 triệu, tổ chức bị phạt từ 4 - 6 triệu nếu vi phạm các trường hợp:

+ Họp chợ; bày bán hàng hóa; kinh doanh dịch vụ ăn uống; rửa xe; sửa chữa máy móc, phương tiện; treo biển hiệu, biển quảng cáo;  làm mái che; đặt bục bệ;... gây cản trở giao thông.

+ Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 5m2 để làm nơi giữ xe.

+ Chiếm dụng phần đường của xe chạy hay lề đường của khu vực đường ngoài đô thị dưới 20m2 để làm nơi trông giữ xe.

- Thứ ba: phạt tiền cá nhân từ 4 - 6 triệu đồng, tổ chức từ 8 - 12 triệu đồng khi vi phạm các hành vi như sau:

+ Chiếm dụng dải phân cách ngay chính giữa của đường đôi để bày bán hàng hóa, vật liệu xây dựng.

+ Chiếm dụng diện tích từ 5m2 đến dưới 10m2 để làm nơi trông, giữ xe.

- Thứ tư: phạt từ 6 - 8 triệu đối với cá nhân, từ 12 - 16 triệu đồng đối với tổ chức khi chiếm từ 10m2 đến dưới 20m2 lòng đường đô thị, hè phố để làm nơi trông, giữ xe thu phí.

- Thứ năm: phạt tiền từ 10 - 15 triệu đối với cá nhân, từ 20 - 30 triệu đối với tổ chức khi chiếm dụng từ 20m2 trở lên của lòng đường để làm nơi giữ, trông xe.


Lấn chiếm lòng lề đường
 

Trên đây là những thông tin về khái niệm lòng đường cùng các quy định, lỗi lấn chiếm lòng đường đang được áp dụng hiện nay do Sao Tháng Năm tổng hợp. Hi vọng từ bài viết này, bạn sẽ chấp hành tốt khi di chuyển trên lòng đường để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.

Tham khảo thêm:

Icon Sao Tháng Năm Làn đường là gì? Quy định về làn đường trong giao thông

Icon Sao Tháng Năm Văn hóa giao thông là gì? Thực trạng và biện pháp xây dựng

Icon Sao Tháng Năm Đèn tín hiệu giao thông đường bộ | Ý nghĩa, Mẫu mã, Báo giá

Bài viết liên quan

Copyright © saothang5.com | Thiết Kế Website: Phương Nam Vina
0937333616