Đường bộ là gì? Các quy định cần nắm về giao thông đường bộ

Ngày đăng: 24-11-2023 03:30:49

Mặc dù thường xuyên di chuyển trên đường, nhưng đến nay không phải ai cũng nắm rõ về những quy định khi tham gia giao thông đường bộ, từ đó dẫn đến việc bị vi phạm những lỗi không đáng có. Vậy nên mà trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm đường bộ là gì cùng những quy định cụ thể để mọi người có thể chấp hành, từ đó đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.


Đường bộ là gì? Các quy định cần nắm về giao thông đường bộ

 

Khái niệm đường bộ là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, đường bộ là thuật ngữ được sử dụng để chỉ hệ thống các tuyến đường, cầu, hầm, bến phà và các công trình liên quan khác. Chúng được xây dựng để phục vụ cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, người dân cùng với những phương tiện giao thông. Để cụ thể hơn thì đường bộ gồm có:

- Đường: mặt đường, nền đường, lề đường, lề phố

- Cầu đường bộ: cầu vượt đường bộ, cầu vượt trong đô thị, cầu cho người đi bộ, cầu vượt sông, cầu vượt đường sắt, cầu vượt khe núi, cầu vượt biển,....

- Hầm đường bộ: hầm dành cho người đi bộ, hầm chui qua đường bộ, hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hầm chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị,....

Vai trò của đường bộ

Đường bộ chính là nơi diễn ra các hoạt động giao thông như: xe máy, xe đạp, xe ô tô, xe tải, xe buýt, tàu điện, tàu hỏa,.... Chính vì vậy mà nó đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các vùng, địa phương và quốc gia lại với nhau. Sự phát triển của đường bộ chính là một phần không thể thiếu trong hệ thống giao thông của một đất nước, đảm bảo sự di chuyển thuận lợi và an toàn cho người dân, hàng hóa. Ngoài ra, đường bộ còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, buôn bán và du lịch. 

Các loại đường bộ theo quy định Pháp luật

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 tại điều 39, mạng lưới đường bộ tại nước ta được chia thành 6 hệ thống chính, chúng bao gồm: đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng:

- Đường quốc lộ: là đường được nối tiền từ Thủ đô Hà Nội với những trung tâm hành thuộc cấp tỉnh; từ các trung tâm hành chính nối liền từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng hàng không quốc tế, cảng biển quốc tế đến các cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế nằm trên đường bộ; đường có vị trí địa lý đặc biệt, đóng góp vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Đường tỉnh: nối liền trung tâm hành chính của các tỉnh, huyện với trung tâm hành chính của huyện / tỉnh lân cận; đường bộ có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Đường xã: đường nối trung tâm hành chính của xã với các ấp, thôn, bản hoặc đơn vị tương đường; đường nối với xã lân cận và đường có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.

- Đường đô thị: nằm trong phạm vi địa giới hành chính của nội thị, nội thành.

- Đường chuyên dùng: là một phần của đường bộ chuyên phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển của một số cá nhân, cơ quan tổ chức.


Đường bộ
 

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ

Để giúp cho hoạt động giao thông đường bộ luôn được đảm bảo sự thông suốt, trật tự, an toàn và hiệu quả. Nhà nước và người dân khi tham gia giao thông cần phải luôn thực hiện những nguyên tắc sau:

- Phát triển giao thông đường bộ theo như quy hoạch để từng bước hiện đại và đồng bộ, ngoài ra còn gắn kết đường bộ cùng với những hình thức vận tải khác.

- Việc quản lý hoạt động giao thông đường bộ cần phải được thực thi một cách thống nhất trên cơ sở phân cấp, phân công cùng nghĩa vụ cụ thể. Ngoài ra tiến hành phân phối chặt chẽ giữa các ban ngành, bộ, chính quyền cùng địa phương các cấp.

- Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ chính là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

- Người tham gia giao thông cần phải có ý thức tự giác, chấp hành nghiêm chỉnh những quy tắc giao thông, đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

- Mọi hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ cần phải nhanh chóng được phát hiện, ngăn chặn và tiến hành xử lý theo như quy định.

Các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông đường bộ

Để giúp cho hoạt động giao thông đường bộ được diễn ra thuận lợi, đảm bảo an toàn thì ngời việc chấp hành theo những quy định đã được ban hành, người dân tham gia giao thông còn không được vi phạm một trong những trường hợp sau:

- Có hành vi phá hoại cầu đường, bến phà, đèn tín hiệu, biển báo, dải ngân cách, hệ thống và các công trình, thiết bị khác thuộc hệ thống giao thông đường bộ.

- Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt chướng ngại vật gây nguy hiểm trên đường; tự ý mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; xâm lấn; lấn chiếm trái phép lòng đường,....

- Lái xe trong tình trạng say rượu, ma túy hoặc có hành vi vi phạm luật giao thông khác.

- Điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm.

- Điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe hết hạn.

- Vượt đèn đỏ, vượt ẩu hoặc vi phạm các quy tắc giao thông khác.

- Đi bộ trên đường cao tốc, cầu vượt, hầm đường bộ.

- Vứt rác hay xả thải trái phép trên đường.


Đường bộ là gì?
 

Quy định việc đặt tên và số hiệu đường bộ

Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, việc đặt tên và số hiệu đường bộ được thực hiện nhằm mục đích giúp người dân dễ dàng nhận biết và sử dụng các tuyến đường. Các tiêu chí để đặt tên và số hiệu đường bao gồm:

- Tên đường phải mang tính chất địa danh hoặc có liên quan đến lịch sử, văn hóa của địa phương.

- Số hiệu đường phải tuân thủ theo quy tắc số học và không trùng lặp với số hiệu của các tuyến đường khác trong cùng khu vực.

- Việc đặt tên và số hiệu đường được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền của địa phương.

Quy định về các phương tiện giao thông đường bộ

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, các phương tiện được tham gia giao thông đường bộ bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp và người đi bộ.

Xe cơ giới

Đây là những loại xe có các động cơ và được sử dụng để vận chuyển hàng hóa hoặc người, chúng bao gồm ô tô, mô tô, xe khách, xe tải,....

Để được tham gia giao thông đường bộ, xe cơ giới cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Phải có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số đăng ký.

- Phải có giấy phép lái xe (nếu là xe ô tô, mô tô).

- Phải tuân thủ các quy tắc an toàn khi lái xe.

Xe máy chuyên dùng

Xe máy chuyên dùng bao gồm các loại xe có động cơ và được sử dụng trong các công trình xây dựng, khai thác mỏ, vận tải hàng hóa,.... chúng bao gồm các loại xe xúc, xe ủi, xe cẩu,....

Để được tham gia giao thông đường bộ, xe máy chuyên dùng cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Phải có giấy chứng nhận đăng ký xe cùng với biển số đăng ký.

- Phải có giấy phép lái xe (nếu là xe có động cơ từ 50cc trở lên).

- Phải tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng.

Xe đạp

Xe đạp là phương tiện giao thông không có động cơ, được sử dụng để vận chuyển người hoặc hàng hóa. Để tham gia giao thông đường bộ, xe đạp cần phải tuân thủ các quy tắc an toàn và không được sử dụng trên các tuyến đường cao tốc, đường cao tốc đô thị và đường đua.


Khái niệm đường bộ
 

Như vậy, Sao Tháng Năm vừa giúp bạn tìm hiểu về các quy định cần nắm về giao thông đường bộ. Có thể thấy, việc hiểu rõ về các quy định liên quan đến đường bộ sẽ giúp chúng ta tham gia giao thông có trách nhiệm hơn với cộng đồng, từ đó đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

 

Tham khảo thêm:

Icon Sao Tháng Năm Báo giá trụ đèn tín hiệu giao thông mới nhất

Icon Sao Tháng Năm Hành lang đường bộ và những quy định cần biết

Icon Sao Tháng Năm Hướng dẫn thi công trụ đèn tín hiệu giao thông đạt chuẩn

Bài viết liên quan

Copyright © saothang5.com | Thiết Kế Website: Phương Nam Vina
0937333616