Hiện nay, việc sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển ngày càng trở nên phổ biến nên việc tuân thủ đúng các quy định giao thông là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp mà người tham gia giao thông vẫn chưa hiểu rõ làn đường là gì để chấp hành theo quy định, dẫn đến nhiều tình huống xảy ra tai nạn không mong muốn. Vậy nên mà trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm làn đường là gì và những quy định liên quan đến nó để có thêm kiến thức khi tham gia giao thông.
Dựa trên quy định tại khoản 3.15 Điều 3 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, khái niệm về làn đường đã được định nghĩa như sau: Làn đường chính là một phần của đường xe chạy với diện tích đủ rộng để các phương tiện có thể di chuyển an toàn theo chiều dọc. Nhiều người thường hay bị nhầm lẫn giữa phần đường và làn đường nhưng thực tế, chúng lại hoàn toàn riêng biệt.
Trong đó, một phần đường có thể bao gồm nhiều làn đường. Vì vậy, khi đi trên đường, chúng ta có thể thấy rằng có nhiều làn đường song song với nhau. Do đó, để đảm bảo sự an toàn cho người tham gia giao thông thì các dải phân cách cũng được đặt trên phần đường. Chúng giúp phân chia làn đường thành hai chiều riêng biệt để giúp cho việc đi lại trên đường trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Việc người tham gia giao thông đi không đúng phần đường, làn đường dành cho mình sẽ được thể hiện qua những lỗi sau:
Phần đường dành cho xe cơ giới là khu vực trên đường được sử dụng để đi lại bởi các loại phương tiện giao thông cơ giới và xe máy chuyên dùng. Trong khi đó, phần đường dành cho xe thô sơ là khu vực trên đường được sử dụng bởi các phương tiện giao thông thô sơ.
Tuy nhiên, khi người điều khiển xe cơ giới vi phạm quy tắc và đi vào phần đường dành cho xe thô sơ hoặc ngược lại, khi người điều khiển xe thô sơ đi vào phần đường dành cho xe cơ giới thì đây được coi là lỗi đi sai phần đường.
Làn đường là một phần không thể thiếu của phần đường mà các phương tiện giao thông đang di chuyển theo hướng dọc và có độ rộng đủ để đảm bảo an toàn cho việc lưu thông. Trên mỗi làn đường, chỉ có một số loại xe cụ thể được phép đi qua.
Vì vậy, việc vi phạm làn đường xảy ra khi người tham gia giao thông không tuân thủ đúng làn đường dành cho phương tiện mà mình đang điều khiển hoặc có thể hiểu đơn giản là việc xâm phạm, lấn chiếm sang làn đường khác.
Vì sự khác biệt về tính chất, việc vi phạm Luật giao thông bằng cách đi sai làn đường và đi qua vạch kẻ đường là hai điều hoàn toàn khác nhau.
Trường hợp người lái xe đi sai làn đường là do không tuân thủ theo đúng làn đường dành cho loại phương tiện đó trên những phần đường được chia thành nhiều làn. Ví dụ như xe ô tô lấn qua làn đường dành cho xe máy đang di chuyển cùng chiều. Vậy nên, để xác định làn đường nào sẽ dành cho loại phương tiện nào, người điều khiển phương tiện giao thông hãy tham khảo theo các biển báo giao thông dưới đây.
Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường là hành vi không tuân thủ các hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường. Thường thì, người lái xe sẽ gặp phải lỗi này khi di chuyển trên những đoạn đường giao nhau có biển báo “hướng đi trên mỗi làn đường” - biển R.411.
Biển báo này có vai trò hướng dẫn tài xế biết số lượng làn đường và hướng đi trên mỗi làn thông qua vạch kẻ đường. Đồng thời có tác dụng bắt buộc người điều khiển xe phải tuân thủ đúng làn đường đã được chỉ dẫn theo hướng di chuyển của xe.
Tuy nhiên, biển báo R.411 cần phải được kết hợp với vạch kẻ đường - vạch 1.18 để có hiệu lực xử phạt. Vì vậy, trên những đoạn đường được đặt biển báo R.411 và vạch kẻ đường 1.18, nếu người điều khiển muốn rẽ trái mà lại đi nhầm vào làn có vạch mũi tên đi thẳng thì sẽ bị coi là không tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các quy định về làn đường bao gồm hình thức và mức độ xử phạt hành chính đối với việc đi sai làn đường được xác định như sau:
Phương tiện |
Di chuyển sai phần đường hoặc làn đường như đã quy định (bao gồm cả làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) |
Đi sai phần đường, làn đường dẫn đến việc gây ra tai nạn giao thông |
Xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô |
Lập biên bản và phạt tiền từ 04 triệu đến 06 triệu đồng. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 01 đến 03 tháng. |
Lập biên bản và phạt tiền từ 10 triệu đến 12 triệu đồng. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 02 đến 04 tháng. |
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) |
Bị phạt tiền từ 400 ngàn đến 600 ngàn đồng. |
Bị phạt tiền từ 04 triệu đến 05 triệu đồng. Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 02 đến 04 tháng. |
Máy kéo, xe máy chuyên dùng |
Phạt tiền từ 400 ngàn đến 600 ngàn đồng nếu xảy ra vi phạm. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe với thời hạn từ 01 đến 03 tháng. |
Phạt tiền từ 4 triệu đến 5 triệu đồng Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời hạn từ 02 đến 04 tháng. |
Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện |
Bị phạt tiền từ 80 ngàn đến 100 nghìn đồng nếu xảy ra vi phạm. |
|
Trong quá trình tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện có thể mắc phải một số lỗi sai làn đường phổ biến như sau:
Để tránh gặp phải nguy hiểm khi lưu thông trên đường cao tốc, người điều khiển phương tiện nên tuân thủ quy tắc chuyển làn đường một cách tuần tự và không nên chuyển nhiều làn đường cùng lúc. Việc này sẽ giúp các phương tiện phía sau có thể dễ dàng nhận biết hướng di chuyển của bạn và từ đó có thể đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời hơn.
Việc có nhiều làn đường trên phần đường đôi khi gây ra sự nhầm lẫn cho nhiều người. Vì vậy, đừng để bị lạc lối giữa những làn đường đông đúc và hỗn loạn. Hãy tập trung và quan sát kỹ trước khi quyết định chọn làn đường phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn di chuyển an toàn và tránh được những tai nạn không đáng có.
Việc không bật đèn xi nhan khi chuyển làn có thể gây ra nhiều tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông. Theo quy định hiện hành, vi phạm này có thể bị xử phạt hành chính với số tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Tuy nhiên, hậu quả của việc này có thể không chỉ dừng lại ở mức phạt tiền mà còn gây ra những tai nạn đáng tiếc.
Vì vậy, hãy nhớ luôn bật đèn xi nhan khi chuyển làn. Đó không chỉ là một nghĩa vụ pháp lý mà còn là một trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng. Bạn có thể giảm thiểu rủi ro và tạo ra một môi trường giao thông an toàn cho mọi người bằng cách tuân thủ quy định này.
Một vấn đề thường gặp hiện nay là tình trạng không tuân thủ biển báo và đèn tín hiệu giao thông. Cụ thể, tại những ngã tư lớn là khi các tài xế dừng đèn đỏ ở làn đường dành cho xe rẽ trái hoặc phải, nhưng khi đèn xanh lại quyết định đi thẳng. Điều này không chỉ gây ra sự bất tiện cho các phương tiện khác mà còn có thể dẫn đến việc vi phạm Luật giao thông và bị xử phạt từ 100.000 đồng - 200.000 đồng.
Các tài xế thường hay mắc phải sai lầm này khi đến các ngã ba trên đường. Hiện nay, việc quay đầu xe trên làn đường dành cho người đi bộ đã bị coi là vi phạm hành chính và sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Với nội dung vừa được chia sẻ, Sao Tháng Năm đã giúp bạn giải thích chi tiết về làn đường là gì và mức xử phạt khi đi sai làn đường. Hi vọng từ đây, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để giúp cho việc tham gia giao thông được an toàn hơn.
Tham khảo thêm:
Cọc tiêu giao thông là gì? Đặc điểm, công dụng, phân loại
Đường quốc lộ là gì? Phân biệt quốc lộ và các loại đường bộ
Đường đô thị là gì? Những quy định về hệ thống đường đô thị