Trong quá trình tham gia giao thông, việc hiểu rõ thứ tự xe ưu tiên đóng một vai trò vô cùng quan trọng và là nhiệm vụ hàng đầu. Điều này sẽ tạo ra một môi trường giao thông an toàn, lịch sự và có lợi cho tất cả người tham gia.
Xe ưu tiên là những phương tiện được đặc quyền khi di chuyển trong các tình huống giao thông đặc biệt. Những chiếc xe này có thể di chuyển với tốc độ cao, vượt lên trước và yêu cầu các phương tiện khác dừng lại hoặc nhường đường cho mình bằng cách hú còi, sử dụng đèn siren hay một số loại tín hiệu đèn đặc biệt,.... Lúc này, việc nhận ra và tôn trọng các xe ưu tiên là trách nhiệm của mỗi tài xế, người tham gia giao thông.
Theo quy định của luật giao thông đường bộ, những phương tiện dưới đây khi di chuyển trên đường sẽ được ưu tiên đi trước các phương tiện khác qua đường giao nhau (đi vào đường cấm, ngược chiều) từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự sau:
- Xe cứu hỏa đang thực hiện nhiệm vụ.
- Xe quân sự / xe công an đang thi hành nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát đi đầu dẫn đường.
- Xe cấp cứu đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.
- Xe hộ đê, xi đang làm nhiệm vụ khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đang làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Đoàn xe tang.
Các phương tiện giao thông được ưu tiên đã được kể ở trên (trừ đoàn xe tang) khi thực hiện nhiệm vụ phải có tín hiệu cờ, còi và đèn theo như quy định; được phép đi vào đường ngược chiều, không bị giới hạn tốc độ; các đường khác cũng có thể đi được kể cả khi có đèn đỏ và chỉ tuân theo điều hướng của người điều khiển giao thông.
Số lượng xe tham gia giao thông trên đường ngày càng tăng cao. Vậy nên, để tránh tình trạng ùn tắc và giảm nguy cơ xảy ra tai nạn, người tham gia giao thông cần chú ý đến thứ tự ưu tiên xe khi di chuyển. Thứ tự này sẽ khác nhau tùy theo địa hình và tình huống cụ thể. Dưới đây là một số mẹo để bạn có thể nhớ thứ tự ưu tiên xe:
- Nhất sớm: Các phương tiện cần tuân thủ quy tắc giao thông khi vào giao lộ, dựa trên bánh trước của xe. Xe nào đi qua làn vạch trắng dành cho người đi bộ trước thì sẽ được ưu tiên đi trước.
- Nhị tiên: Các loại xe ưu tiên sẽ được nhường đường theo thứ tự sau đây:
+ Xe cứu hỏa => Xe quân sự.
+ Xe công an đang làm nhiệm vụ => Xe cứu thương => Xe hộ đê.
+ Xe thực hiện nhiệm vụ khắc phục thiên tai, dịch bệnh => Xe tang.
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, sau khi các loại xe ưu tiên đã đi qua thì lúc này mới đến lượt các loại xe khác được di chuyển.
- Tam đèn: Nguyên tắc thứ ba mà người điều khiển phương tiện cần tuân thủ đó chính là tín hiệu của đèn giao thông. Lái xe cần phải điều khiển phương tiện theo đúng tín hiệu đèn.
- Tứ hướng: Sau khi đã giải quyết xong các yếu tố trên, thì thứ tự xe đi theo đúng quy định sẽ là:
+ Rẽ phải được đi trước.
+ Tiếp theo sẽ là những xe đi thẳng.
+ Cuối cùng sẽ là xe rẽ trái.
Dù là xe thuộc nhóm được ưu tiên di chuyển nhưng khi gặp biển nào thì xe ưu tiên phải dừng lại? Theo quy định, khi gặp biển báo đỏ có chữ STOP thì người điều khiển xe ưu tiên vẫn phải tuân theo và dừng lại.
Biển báo có tính bắt buộc đối với tất cả các loại xe, bao gồm cả xe cơ giới và xe thô sơ, cũng như các phương tiện được ưu tiên theo quy định của nhà nước. Tất cả đều phải dừng lại trước biển báo hoặc vạch kẻ ngang đường. Xe chỉ được tiếp tục di chuyển khi có tín hiệu đèn hoặc tín hiệu từ người điều phối giao thông tại đó.
Đơn giản mà nói, trong trường hợp này, tất cả các phương tiện, bao gồm cả các xe ưu tiên theo quy định ở Việt Nam cũng đều phải dừng lại.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật giao thông đường bộ năm 2008, khi có tín hiệu của xe được ưu tiên đi trước thì người tham gia giao thông phải ngay lập tức tiến hành giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại gần lề đường bên phải để nhường đường cho xe đó, không được làm chậm xe được ưu tiên.
Pháp luật đã quy định mức xử phạt đối với các hành vi không nhường đường hoặc có hành vi cản trở xe ưu tiên như sau:
Theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng nếu không nhường đường hoặc cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu để thực hiện nhiệm vụ.
Ngoài việc bị xử phạt hành chính, người vi phạm còn có thể bị tước giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tháng. Trong trường hợp gây ra tai nạn giao thông, thời gian tước giấy phép lái xe sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tháng.
Về việc xử phạt đối với xe ô tô, mức tiền phạt sẽ dao động từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người lái xe vi phạm không nhường đường hoặc cản trở xe có quyền ưu tiên đang báo hiệu.
Ngoài việc bị xử phạt hành chính, chủ phương tiện còn có thể bị thu hồi giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tháng. Trong trường hợp gây ra tai nạn giao thông, thời gian thu hồi giấy phép có thể kéo dài từ 2 đến 4 tháng.
Trên đây là những thông tin về thứ tự các xe ưu tiên mà Sao Tháng Năm muốn chia sẻ. Hi vọng bạn có thể tích lũy thêm kinh nghiệm về thứ tự các xe ưu tiên để chấp hành an toàn khi tham gia giao thông.
Tham khảo thêm:
Các loại biển báo giao nhau với đường không ưu tiên
Biện pháp thi công trụ đèn tín hiệu giao thông đạt chuẩn
Đường ưu tiên là gì? Cách nhận biết và thứ tự đường ưu tiên