Đèn tín hiệu giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển giao thông tại các điểm và nút thắt giao thông, giúp con người giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến giao thông cũng như đảm bảo an toàn cho những người tham gia. Vì lẽ đó mà bất cứ ai di chuyển trên đường bộ đều cần phải tuân theo hệ thống với quy luật đơn giản: đỏ - dừng, xanh - đi, vàng - chuẩn bị . Tuy nhiên ít người biết rằng tại sao đèn giao thông có 3 màu xanh, đỏ, vàng mà lại không phải là các màu khác? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì trong nội dung dưới đây, hãy cùng chúng tôi giải mã những bí ẩn liên quan đến 3 màu đèn giao thông nhé.
Lịch sử ra đời của cột đèn giao thông bắt đầu từ năm 1830 tại Anh, khi con người lần đầu áp dụng nó để chỉ dẫn cho các phương tiện di chuyển trong ngành đường sắt. Hệ thống này sử dụng ba màu sắc để chỉ dẫn giao thông, đó là đỏ - dừng lại, xanh - thận trọng và trắng - cho đi.
Như đã nói ở trên thì ban đầu, đèn tín hiệu chỉ được sử dụng cho ngành đường sắt, khi mà công nghiệp ôtô chưa phát triển và đường phố lúc đó chủ yếu là xe kéo, xe ngựa và người đi bộ. Tuy nhiên thì một vấn đề nảy sinh lúc bấy giờ liên quan đến việc xe ngựa khi di chuyển ở các giao lộ có thể va chạm với người đi đường tại Anh đã làm thay đổi điều này. Theo đó, kỹ sư John Peake Knight đã đề xuất sử dụng đèn tín hiệu cho đường bộ. Ý tưởng này được chính quyền chấp thuận và áp dụng lần đầu vào ngày 10/12/1868 tại ngã ba Great George và Bridge Street, London.
Tuy nhiên, hệ thống chỉ dẫn giao thông áp dụng cho đường bộ có một số khác biệt nhất định so với ngành đường sắt. Ban đêm, chỉ hai màu đỏ và xanh được sử dụng. Trong khi ban ngày, cột đèn có thể có một hoặc nhiều nhánh có thể nâng lên, hạ xuống ngang đường và được vận hành bởi nhân viên cảnh sát. Xe ngựa sẽ di chuyển hoặc dừng lại tùy thuộc vào hướng dẫn của nhân viên này.
Ngoài ra, ở phía bên kia đại dương vào những năm 1910, người Mỹ cũng bắt đầu áp dụng mô hình tương tự cho hệ thống giao thông của mình. Họ chủ yếu sử dụng hai màu xanh và đỏ, kết hợp với sự hỗ trợ của cảnh sát để quản lý lưu thông.
Như đã đề cập ở trên, mẫu trụ đèn tín hiệu giao thông ban đầu được áp dụng cho ngành đường sắt với 3 màu: đỏ - dừng lại, xanh - thận trọng và trắng - cho đi. Tuy nhiên, nếu hai màu sắc xanh lá và đỏ truyền đạt ý nghĩa một cách rõ ràng thì màu trắng lại tạo ra những khó khăn không ngờ cho các cơ quan quản lý. Nguyên nhân là do đèn trắng dễ bị lẫn với các loại đèn chiếu sáng thông thường trong nhà hoặc trên đường phố, gây ra hiểu nhầm cho người đi đường và khiến họ nghĩ rằng đèn chỉ đơn thuần là để chiếu sáng. Sự nhầm lẫn này dẫn đến tình trạng thiếu ý thức tuân theo và có thể gây ra nhiều tai nạn nghiêm trọng với số lượng thương vong không nhỏ.
Sự kiện phải kể đến là vào năm 1914, màng kính của đèn đỏ bị rơi ra, khiến ánh sáng đỏ bất ngờ "chuyển" thành màu trắng. Người lái tàu không nhận ra rằng đèn tín hiệu gặp sự cố, tiếp tục di chuyển và dẫn đến một tai nạn khủng khiếp.
Mặt khác ở hệ thống đèn giao thông đường bộ với hai màu xanh và đỏ, chưa có đèn vàng mà thay vào đó được điều tiết bởi tiếng còi hú của nhân viên cảnh sát cũng gặp nhiều bất cập. Vì vậy, đến cuối thập kỷ năm 1920 tại Detroit, viên cảnh sát William L. Potts đã đề xuất ý tưởng sử dụng ba màu tín hiệu xanh, đỏ, vàng để hướng dẫn các phương tiện di chuyển ở bốn hướng khác nhau. Và Detroit trở thành địa điểm đầu tiên trên toàn cầu áp dụng hệ thống tín hiệu giao thông đường bộ với 3 màu xanh, đỏ, vàng
Có nhiều cách lý giải tại sao lại chọn ba màu đỏ, xanh, vàng cho đèn tín hiệu giao thông nhưng trong đó, lý giải cơ bản nhất dựa trên hai quan điểm là duy tâm và khoa học.
- Đèn tín hiệu giao thông màu đỏ luôn mang lại ấn tượng mạnh mẽ và là màu của máu nên dễ tạo ra sự liên tưởng đến những tình huống nguy hiểm. Vì vậy, màu này được chọn cho tín hiệu "dừng lại" nhằm cảnh báo người tham gia giao thông rằng việc bỏ qua tín hiệu này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
- Màu xanh lá được chọn vì khả năng kích thích tinh thần của người đi đường. Đây là màu của thiên nhiên, có tác dụng làm cho tâm trạng trở nên thư thái và dễ chịu hơn. Khi đèn chuyển sang màu xanh cũng là lúc xe có thể tiếp tục di chuyển. Đồng thời, trong số các màu sắc êm dịu thì xanh lá dễ nhận biết trong bóng tối nhất, điều giúp người lái xe nhanh chóng nắm bắt được đèn tín hiệu trên đường.
- Màu vàng là màu trung gian kết hợp giữa màu đỏ và màu xanh, không quá gay gắt nhưng cũng cần phải cẩn trọng. Nó giống như biểu tượng của mặt trời, biểu thị thái độ dè dặt và kính cẩn,nên được chọn làm màu để cảnh báo người tham gia giao thông cần phải chú ý hơn. Đây cũng là sự lựa chọn phù hợp cho việc sử dụng trong đêm vì màu vàng có khả năng nhận biết rõ ràng từ xa.
3 màu đèn tín hiệu giao thông đều có bước sóng dài theo thứ tự giảm dần trong không khí, thuộc danh sách quang phổ ánh sáng trắng với những màu cơ bản như đỏ, cam, vàng, lục (xanh), lam, chàm, tím. Do đó, con người có khả năng quan sát được từ khoảng cách xa cả vào ban ngày lẫn ban đêm.
Như vậy qua nội dung mà Sao Tháng Năm đã chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đã giải mã được lý do đèn giao thông có 3 màu xanh, đỏ, vàng đúng không. Theo thời gian, việc điều tiết giao thông bằng đèn tín hiệu đã ngày càng được cải thiện nhờ sự phát triển của công nghệ và sự hỗ trợ từ máy tính, đặc biệt là giải quyết vấn đề liên quan đến biển tín hiệu không thể thấy rõ vào ban đêm. Mặc dù phương pháp bố trí, triển khai có thể khác nhau nhưng đến nay, 3 màu đèn giao thông xanh, đỏ, vàng vẫn là ba màu được sử dụng cho đèn tín hiệu giao thông tại hầu hết mọi quốc gia trên thế giới.
Tham khảo thêm:
Gặp tín hiệu đèn đỏ có được quay đầu không?
Tất tần tật về hệ thống đèn giao thông thông minh
Cách đi ngã tư đèn xanh đèn đỏ đúng luật giao thông