Nắm rõ quy định về khoảng cách an toàn giữa các phương tiện khi tham gia giao thông sẽ giúp bạn có khả năng xử lý tốt hơn trong những tình huống khẩn cấp và hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra va chạm. Đồng thời, việc không tuân thủ khoảng cách an toàn cũng đồng nghĩa là bạn sẽ bị xử lý hành chính theo theo quy định của pháp luật. Vậy, quy định khoảng cách an toàn giữa 2 xe là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về quy định này và mức xử phạt mà bạn có thể phải chịu khi vi phạm trong bài viết dưới đây nhé.
Tại Điều 11 của Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, khoảng cách để giữ an toàn tối thiểu giữa 2 xe khi tham gia giao thông được quy định như sau:
Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe máy chuyên dùng và người điều khiển xe ô tô phải duy trì một khoảng cách an toàn tối thiểu với phương tiện đi trước. Đặc biệt, tại các vùng có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe", người điều khiển phương tiện cần duy trì một khoảng cách lớn hơn giá trị được hiển thị trên biển báo.
Hiện nay, theo quy định của QCVN 41:2019/BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, biển số P.121 - "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" đã được áp dụng. Số trên biển P.121 thể hiện khoảng cách tối thiểu giữa 2 xe và được đo bằng đơn vị mét. Biển P.121 sẽ giữ hiệu lực cho đến khi đến vị trí biển phụ số S.501 hay khi đến biển DP.135 - "Hết tất cả các lệnh cấm".
Trong trường hợp đường khô ráo, cách tính khoảng cách an toàn giữa 2 xe máy, xe ô tô dựa vào tốc độ được quy định như sau:
- Xe di chuyển với vận tốc dưới 60 km/h: người lái xe cần tự quyết định và duy trì một khoảng cách phù hợp với tốc độ và tình hình giao thông thực tế cũng như mật độ phương tiện xung quanh.
- Xe chạy với vận tốc 60 km/h: khoảng cách an toàn giữa 2 xe ô tô, xe máy được xác định là 35m.
- Xe di chuyển với vận tốc trong khoảng 60-80 km/h: khoảng cách an toàn tối thiểu được nâng lên là 55m.
- Xe chạy với vận tốc 80-100 km/h: quy định yêu cầu duy trì khoảng cách là 70m.
- Xe chạy với vận tốc 100-120 km/h: khoảng cách an toàn tối thiểu giữa 2 xe là 100m.
Khi di chuyển trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa, sương mù hoặc khi đường trơn trượt, đặc biệt là địa hình đèo dốc hay đường quanh co, người điều khiển xe cần điều chỉnh khoảng cách an toàn lớn hơn trên biển báo để đảm bảo an toàn giao thông tuyệt đối.
Dựa trên Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt khi đảm bảo khoảng cách an toàn giữa 2 xe quy định rõ ràng như sau:
Phương tiện |
Lỗi |
Mức phạt |
Căn cứ |
Ô tô |
Vi phạm về khoảng cách an toàn giữa 2 xe để xảy ra va chạm hoặc không duy trì khoảng cách tối thiểu như quy định trên biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe". |
800.000 - 01 triệu đồng |
Điểm l khoản 3 Điều 5 |
Không tuân theo quy định về khoảng cách tối thiểu giữa 2 xe khi đi trên đường cao tốc. |
03 - 05 triệu đồng |
Điểm g khoản 5 Điều 5 |
|
Không duy trì đúng khoảng cách tối thiểu giữa 2 xe và gây tai nạn giao thông. |
10 - 12 triệu đồng |
Điểm a khoản 7 Điều 5 |
|
Xe máy |
Vi phạm về khoảng cách an toàn giữa 2 xe để xảy ra va chạm hoặc không duy trì khoảng cách tối thiểu như quy định trên biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe". |
100.000 - 200.000 đồng |
Điểm c khoản 1 Điều 6 |
Không duy trì đúng khoảng cách tối thiểu giữa 2 xe và gây tai nạn giao thông. |
04 - 05 triệu đồng |
Điểm b khoản 7 Điều 6 |
Khi mật độ lưu thông trên đường ngày càng đông thì việc duy trì khoảng cách tối thiểu giữa các phương tiện giao thông trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Do đó, để đảm bảo an toàn khi di chuyển trên đường, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Bạn có thể áp dụng phương pháp nhớ khoảng cách giữa hai xe một cách đơn giản hơn bằng các con số dễ nhớ. Ví dụ, có thể nhân số đầu tiên của vận tốc của bạn với 7 (hoặc 6, tùy thuộc vào quy định ở một số quốc gia). Chẳng hạn, nếu bạn lái xe ô tô với vận tốc là 100 km/h, thì cách tính khoảng cách an toàn giữa 2 xe sẽ là 10 x 7, tức là 70m.
Nhiều người lái xe đã áp dụng nguyên tắc 3 giây để đo lường khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông. Điều này dựa trên thời gian mà phương tiện có thể dừng hoàn toàn tính theo quán tính sau khi người lái xe đạp thắng, bao gồm cả tình huống phanh gấp.
Áp dụng nguyên tắc này, bạn có thể tham khảo cách tính như sau: nếu xe ô tô di chuyển với vận tốc 40 km/h, mỗi giây sẽ đi được 11m; vậy trong 3 giây, phương tiện này sẽ di chuyển được 33m nên khoảng cách an toàn theo nguyên tắc 3 giây sẽ là 33m.
Khi sử dụng cách tính này, tài xế cần đánh giá xem thời gian di chuyển từ xe của họ đến phương tiện phía trước có đủ 3 giây không. Trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù, việc nhân đôi khoảng cách an toàn là cần thiết để tránh sự va chạm trong mọi tình huống.
Hiện nay, nhiều tuyến đường đã trang bị đèn tín hiệu giao thông, các biển báo nhắc nhở và khuyến cáo về khoảng cách an toàn giữa 2 xe. Do đó, bạn cần tập trung quan sát và điều chỉnh tốc độ một cách linh hoạt để bảo đảm không xảy ra va chạm với xe phía trước. Hơn nữa, lưu ý đến các biển báo giới hạn tốc độ, điều này giúp bạn điều chỉnh vận tốc cũng như khoảng cách với xe phía trước sao cho phù hợp, tránh bị phát hiện và xử lý vi phạm quy định giao thông.
Trước khi bắt đầu tham gia giao thông, bạn bắt buộc phải kiểm tra kỹ lưỡng mọi thiết bị và bộ phận của xe để đảm bảo chúng hoạt động tốt. Việc này giúp bạn phát hiện sự cố kịp thời, từ đó đưa ra các đánh giá chính xác hơn về tình trạng của xe và tăng cường an toàn trong quá trình lái xe.
Trên đây là nội dung mà Sao Tháng Năm đã tổng hợp nhằm chia sẻ đến bạn về khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông. Hy vọng rằng thông tin về quy định của pháp luật, mức phạt hành chính cùng các mẹo lái xe an toàn sẽ giúp bạn tự tin hơn, tránh sự va chạm trong mọi tình huống để có những chuyến hành trình an toàn trên khắp các nẻo đường.
Tham khảo thêm:
Các loại biển báo giao nhau với đường không ưu tiên
Vấn nạn ùn tắc giao thông và những giải pháp khắc phục
Điểm danh các loại đường giao thông đường bộ ở Việt Nam