Lề đường là gì? Những quy định về lề đường mới nhất 2024

Ngày đăng: 17-01-2024 08:56:03

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường đang là vấn đề bức xúc của nhiều cư dân tại các thành phố lớn nói riêng và trên toàn quốc nói chung. Vấn đề này ngày càng trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng vi phạm này thường là do đa số người dân không có đủ hiểu biết về quy định sử dụng lề đường hoặc một số người biết nhưng cố tình bỏ qua. Vậy lề đường là gì? Lề đường tính từ đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những quy định mới nhất về lề đường để có thêm nhiều thông tin bổ ích và tránh những vi phạm không mong muốn nhé!
 

Lề đường là gì? Những quy định về lề đường mới nhất 2024
 

Lề đường là gì?

Bạn có từng cảm thấy bối rối hay gặp khó khăn khi phải phân biệt giữa lề đường và lòng đường không? Theo đó, lề đường là phần mép nằm dọc hai bên đường, thường liền kề với các hộ dân hoặc công trình ven đường, được sử dụng để bảo vệ mặt đường. Thông thường, phần này được trải đá hoặc gạch đặc biệt để phục vụ chủ yếu cho người đi bộ hoặc làm đỗ xe và di chuyển tạm thời của các phương tiện.

Ngược lại, lòng đường là phần giữa hai lề đường, đây là không gian chính dành cho các phương tiện cơ giới sử dụng khi tham gia giao thông.

Lề đường có phải là vỉa hè không?

Vỉa hè hay còn được biết đến với tên gọi là hè phố, thuộc phần đường đô thị, chủ yếu được thiết kế để phục vụ người đi bộ. Đây cũng là vị trí quan trọng để đặt những hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm mục đích phục vụ cộng đồng dọc theo các tuyến đô thị. Từ đó, ta có thể thấy vỉa hè là một tên gọi khác của lề đường.
 

Lề đường là gì?
 

Quy định về lề đường theo quy định pháp luật

Để giải quyết vấn đề lấn chiếm lòng / lề đường cũng như tránh những vi phạm không mong muốn thì chúng ta cần phải hiểu rõ lề đường tính từ đâu và những quy định của pháp luật về lề đường, cụ thể:

1. Quy định về chiều rộng lề đường

Theo quy định hiện hành, lề đường và lòng đường chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông và mọi hoạt động khác phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 Theo đó, những trường hợp đặc biệt được sử dụng tạm thời một phần vỉa hè hoặc lòng đường cho mục đích khác cần được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép nhưng vẫn phải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến trật tự và an toàn giao thông.

Mặt khác, tại Quyết định 4927/QĐ-BGTVT năm 2014 cũng quy định chi tiết về chiều rộng lề đường tối thiểu dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường phân theo những cấp độ khác nhau. Cụ thể:

- Đối với đường cấp độ A (lòng đường lớn từ 17 - 30 m) thì chiều rộng của lề đường tối thiểu là từ 1,5 - 3.5m

- Đối với đường cấp độ B (lòng đường lớn từ 8 - 17 m) thì chiều rộng của lề đường tối thiểu là từ 0,75 - 1.5m.

2. Quy định về việc phương tiện giao thông đỗ tạm trên lề đường

Tại nhiều địa điểm, người dân thường lựa chọn lề đường làm địa điểm tạm thời để đỗ xe (bao gồm cả xe đạp, xe máy lẫn xe ô tô). Tuy nhiên, không phải Uỷ ban Nhân dân tỉnh hoặc thành phố nào cũng cho phép thực hiện hành vi này. Vậy, làm thế nào để sử dụng lề đường một cách đúng đắn và không vi phạm pháp luật? 

Dưới đây là điều kiện để các loại xe cơ giới có thể đỗ tạm thời trên lề đường:

- Phương tiện giao thông khi đỗ xe trên lề đường cần được xếp thành hàng ngay ngắn và quay đầu xe vào trong, cách mép hè khoảng 0.2 mét.

- Lề đường nơi đỗ xe phải cách nút giao thông nên là 20 mét.

- Phải dành ít nhất 1.5 mét cho người đi bộ, không gây cản trở hoặc lấn chiếm lối đi của họ.

- Không nên đỗ xe tại những khu vực không có cọc chắn hoặc rào chắn trên lề đường, để tránh gây ảnh hưởng đối với mọi người xung quanh.

Ngoài ra, trước khi đỗ xe tại bất kỳ vị trí nào trên vỉa hè, bạn nên tìm hiểu rõ và tuân theo các quy định về lề đường để tránh tình trạng gây ra rắc rối không đáng có cho bản thân, xe cộ cũng như những người tham gia giao thông khác.
 

Lề đường
 

3. Các quy định khi kinh doanh trên lề đường (vỉa hè)

Như đã nhấn mạnh ở trên, chỉ một số ít các công trình và tuyến phố đặc thù được ủy ban nhân dân cấp tỉnh phép mới được sử dụng hè phố để kinh doanh hay buôn bán hàng hóa. Theo đó, quyết định về danh mục công trình và tuyến phố được cấp phép thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Mặt khác, hè phố dùng để kinh doanh và buôn bán cần đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Chiều rộng tối thiểu của phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ là 1,5m.

- Đảm bảo thuận tiện và an toàn giao thông. 

- Cần duy trì vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị, không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của các gia đình cũng như chủ công trình trong khu vực hoặc tuyến phố.

- Không được tổ chức kinh doanh hoặc buôn bán trước các mặt tiền của các công trình văn hoá, thể thao, y tế, giáo dục, tôn giáo hay công sở.

- Đối với các trường hợp được phép để xe trên vỉa hè, phải đảm bảo không làm trở ngại giao thông của người đi bộ, bề rộng tối thiểu còn lại cho họ là 1,5m và phải giữ gọn gàng, duy trì mỹ quan đô thị.

- Khu vực để xe phải cách nút giao thông ít nhất 10m tính từ mép đường giao nhau.

- Các khu vực để xe trên hè phố không được cắm cọc, chăng dây hay đặt rào chắn.

- Xe máy, xe đạp phải được xếp thành một hàng, giữ khoảng cách 0,2m so với tường nhà hoặc công trình gần đó và đầu xe phải quay vào trong.

Việc sử dụng lề đường trái quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ tại Điều 35, vỉa hè và lòng đường chỉ được sử dụng với mục đích phục vụ giao thông của những người tham gia vào hệ thống đường bộ. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ mà Luật vẫn cho phép sử dụng lề / lòng đường như tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, lễ hội hoặc diễu hành trên đường bộ,....

Mặc khác, trong những trường hợp đặc biệt, khi có nhu cầu sử dụng lề đường và một phần lòng đường cần có sự cho phép của Uỷ ban Nhân dân tỉnh nhưng với điều kiện là không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự của những người tham gia giao thông.

Tuy nhiên, nghiêm cấm một số hành vi sử dụng lề đường, bao gồm:

- Lạm dụng lề đường để đặt biển quảng cáo.

- Vứt rác hoặc các chất thải khác không tuân thủ quy định.

- Xây dựng hoặc để bục, bệ trái với quy định.

- Sử dụng lề đường (vỉa hè) để mua bán hoặc tổ chức chợ.

- Sử dụng lề đường, lòng đường để phơi nông sản, thóc lúa, rơm rạ hoặc các vật thể khác.
 

Lề đường rộng bao nhiêu?
 

Như vậy qua bài viết này, Sao Tháng Năm đã chia sẻ đến bạn khái niệm lề đường là gì và những quy định về lề đường mới nhất hiện nay. Hy vọng với thông tin cung cấp trên, bạn đã hiểu rõ lề đường rộng bao nhiêu cũng như tác dụng thực tế của vỉa hè. Hãy sử dụng lề đường một cách hợp lý và đúng đắn để không tạo ra ảnh hưởng đối với việc tham gia giao thông của cộng đồng nhé!

Tham khảo thêm:

Icon Sao Tháng NămHành lang đường bộ và những quy định cần biết

Icon Sao Tháng Năm Làn đường là gì? Quy định về làn đường trong giao thông

Icon Sao Tháng Năm Đèn tín hiệu giao thông đường bộ | Ý nghĩa, Mẫu mã, Báo giá

Bài viết liên quan

Copyright © saothang5.com | Thiết Kế Website: Phương Nam Vina
0937333616